Đề xuất nghiêm cấm chậm đóng bảo hiểm y tế? Quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế?

Có được chậm đóng bảo hiểm y tế? Quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế? - Câu hỏi của chị T.H (Ninh Bình).

Có được chậm đóng bảo hiểm y tế? Quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế?

Tại khoản 7 Điều 1 dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế 2024 có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 Luật bảo hiểm y tế 2008 các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế

- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.

- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệm vụ, vị trí việc làm để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Như vậy, hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế là một trong bảy hành vi bị nghiêm cấm theo đề xuất tại dự thảo sửa đổi Luật bảo hiểm y tế 2024.

Có được chậm đóng bảo hiểm y tế? Quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế?

Có được chậm đóng bảo hiểm y tế? Quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế?

Mức xử phạt hành chính đối với việc chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động là bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại khoản 2 và khoản 5 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm đóng bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động như sau:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
...
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, tùy thuộc vào số lượng người lao động có từng mức xử phạt khác nhau. Đồng thời, bên cạnh việc xử phạt hành chính bằng tiền, còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm.

Ngoài ra, doanh nghiệp buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng quy định: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc hiện nay?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

- Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

- Nhóm 2: Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Nhóm 3: Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi;

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008

+ Thân nhân của các đối tượng theo quy định;

+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

- Nhóm 4: Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

+ Học sinh, sinh viên.

- Nhóm 5: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng tại 4 nhóm trên.

- Nhóm 6: Nhóm các đối tượng khác ngoài các đối tượng thuộc nhóm 3, 4, 5 (do người sử dụng lao động đóng).

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có được hoàn trả tiền bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Sinh viên có thuộc nhóm đối tượng thuộc tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng hay không?
Pháp luật
Thân nhân của bộ đội đã xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước cấp trước đó hay không?
Pháp luật
Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 bệnh viện có làm việc không? Khám bệnh BHYT vào ngày lễ được không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm y tế không? Nếu có thì hàng tháng phải đóng bao nhiêu?
Pháp luật
Đề xuất nghiêm cấm chậm đóng bảo hiểm y tế? Quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế?
Pháp luật
Người đang tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế thì có được hoàn trả tiền đã đóng hay không?
Pháp luật
Trình tự đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định mới nhất hiện nay được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khám tổng quát là gì? Khám tổng quát có được bảo hiểm y tế chi trả hay không theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Người nước ngoài muốn tham gia bảo hiểm y tế tại ở Việt Nam có được không? Pháp luật quy định đối với trường hợp này như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
271 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào