Quy trình và bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh/người hưởng chế độ như thương binh năm 2022 (Mẫu số 08)?

"Cho tôi hỏi để được công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thực hiện theo quy trình như thế nào? Cách biểu mẫu đề nghị công nhận thương binh?" Câu hỏi của bạn Khánh Huyền đến từ Vũng Tàu.

Quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên

- Cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên nơi đang quản lý người bị thương:

+ Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định, có trách nhiệm kiểm tra, niêm yết công khai danh sách người bị thương tại cơ quan, đơn vị (thời gian tối thiểu 15 ngày); lập biên bản kết quả niêm yết công khai; xác nhận bản khai cá nhân theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định.

+ Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công (Hội đồng xác nhận người có công do Thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Chính sách, Cán bộ, Quân lực, Quân y) để xem xét đối với trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo và lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản niêm yết công khai kèm các giấy tờ nêu trên đến sư đoàn và tương đương trở lên kiểm tra, xét duyệt.

+ Trường hợp người bị thương khi bị thương ở đơn vị khác thì trong thời gian 05 ngày, có văn bản kèm theo bản phô tô các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định, đề nghị cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý người bị thương khi bị thương.

Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định của đơn vị quản lý người bị thương khi bị thương, có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản kèm các giấy tờ theo quy định gửi sư đoàn và tương đương để kiểm tra, xét duyệt.

- Cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý người bị thương khi bị thương, khi nhận được giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm thực hiện quy trình, thủ tục quy định tại điểm a khoản này; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản niêm yết công khai đến cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý người bị thương.

Quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh? Biểu mẫu đề nghị  công nhận thương binh?

Quy trình và bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh/người hưởng chế độ như thương binh năm 2022 (Mẫu số 08)? (Hình từ internet)

Cấp sư đoàn và tương đương trở lên

- Trong thời gian 17 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt; cấp giấy chứng nhận bị thương; có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 03 ngày), gửi đến Cục Chính sách.

- Trường hợp các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định không ghi nhận các vết thương cụ thể hoặc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định mà có khai thêm các vết thương khác thì chỉ đạo Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể (Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể do Thủ trưởng cơ quan Hậu cần làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ an ninh, Quân lực, Quân y và Bệnh xá) kiểm tra và lập biên bản kiểm tra vết thương thực thể theo Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định, trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương.

Cục Chính sách

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và cấp phiếu thẩm định; chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Cục Chính trị quân khu

- Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

- Hội đồng giám định y khoa các cấp trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật và thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

- Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 08 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; đồng thời, cấp giấy chứng nhận thương binh đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.

Bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh/người hưởng chế độ như thương binh năm 2022?

Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định mẫu đề nghị công nhận và giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chế độ như thương binh (mẫu 08) như sau:

Tải đầy đủ biểu mẫu đề nghị công nhận và giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chế độ như thương binh: Tại đây.

Nguyên tắc xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể?

Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định nguyên tắc xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể như sau:

"1. Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.
2. Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A bị tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ gây teo cơ bàn tay phải, thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn A chỉ được tính theo tỷ lệ % tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ (31-35%). Trong trường hợp này, không tính tỷ lệ % tổn thương teo cơ bàn tay phải, vì teo cơ bàn tay phải là do hậu quả của tổn thương dây thần kinh trụ đã được tính ở trên.
3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B được xác định là bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định, có triệu chứng ảo giác và căng trương lực cơ, thì tỷ lệ % TTCT được tính theo tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định (51-55%); không được xác định tỷ lệ TTCT bằng cách cộng tỷ lệ % TTCT ảo giác và tỷ lệ % TTCT căng trương lực cơ.
4. Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % TTCT là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C bị cụt 1/3 giữa cánh tay phải, theo quy định tại Bảng 1, Điều 1 Thông tư này, tỷ lệ % TTCT là 61 - 65% thì tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn C được xác định là 65%.
5. Khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % TTCT cao nhất một lần, từ TTCT thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % TTCT để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % TTCT cao nhất đến tỷ lệ % TTCT thấp nhất.
6. Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị."

Thông tư 55/2022/TT-BQP có hiệu lực từ 15/9/2022.

Thương binh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người được công nhận thương binh có được miễn, giảm tiền sử dụng đất hay không? Điều kiện để cá nhân được công nhận thương binh bao gồm những điều kiện nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Có được miễn thuế đối với đất ở của thương binh hạng 3 tại địa bàn khó khăn không? Ai có thẩm quyền quyết định miễn giảm thuế đất ở cho thương binh hạng 3 tại địa bàn khó khăn?
Pháp luật
Thương binh có được miễn tiền sử dụng đất khi trúng đấu giá không? Việc miễn tiền sử dụng đất phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Người phục vụ thương binh có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không? Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho thương binh như thế nào?
Pháp luật
Con của thương binh sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi nào? Con của thương binh có được cấp thẻ BHYT miễn phí hay không?
Pháp luật
Con của thương binh bị phơi nhiễm chất độc hóa học có thuộc đối tượng được kiểm định bệnh, tật, dị dạng, dị tật hay không?
Pháp luật
Tất cả con trai của thương binh có thuộc đối tượng được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Thương binh có được hỗ trợ tiền khi sửa nhà không? Nếu được hỗ trợ thì mức hỗ trợ được quy định là bao nhiêu?
Pháp luật
Đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ có được miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương binh
4,293 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương binh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào