Nội dung đề án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam theo kết luận của Chính phủ?

Nội dung đề án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam theo kết luận của Chính phủ? - Câu hỏi của anh V.H (Hà Nam)

Nội dung đề án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam theo kết luận của Chính phủ?

Ngày 20 tháng 02 năm 2024, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 57/TB-VPCP tải về về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Trong đó có nội dung như sau:

- Về quan điểm:

+ Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm yếu tổ hiện đại, đồng bộ, bền vững theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị tại Kết luận 49-KL/TW 2023.

+ Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao phải đặt trong tổng thể phát triển quy hoạch, dự báo chiến lược về nhu cầu của cả 05 phương thức giao thông: hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa trong dài hạn.

+ Phân tích lợi thế của từng phương thức, qua đó làm rõ ưu điểm của vận tải đường sắt tốc độ cao là tập trung vào vận chuyển hành khách, tương hỗ với vận tải hàng không, chỉ vận chuyển hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

+ Vận chuyển hàng hóa chủ yếu tập trung: (i) đường sắt hiện tại, (ii) hàng hải; (iii) vận tải thủy ven bờ; (iii) đường bộ. Trên cơ sở đó, đánh giá, giải trình thuyết phục việc đề xuất phương án đầu tư.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc mở rộng phạm vì thêm đoạn tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

- Về kịch bản đầu tư: Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, lấy ý kiến chuyên gia rộng rãi để lựa chọn phương án phù hợp nhất (so sánh phương án đồng thời vận tải hành khách và vận tải hàng hóa; phương án chỉ vận tải hành khách); Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vận tải hành khách, còn hàng hóa chủ yếu vận tải bằng đường biển (cảng biển, bến thủy nội địa) và nâng cấp tuyến đường sắt hiện có.

- Về hướng tuyến: Bộ Giao thông vận tài nghiên cứu, rà soát kỹ hướng tuyển để bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể, đồng thời tạo không gian mới. Nghiên cứu thêm việc giảm số lượng ga để giảm chi phí.

- Về giải pháp: Hoàn thiện cơ chế, chính sách theo đúng tỉnh thần Kết luận 49-KL/TW 2023.

Tập trung hoàn thiện thể chế, trong đó bao gồm Luật Đường sắt sửa đổi, quy định về đường sắt tốc độ cao, cơ chế huy động nguồn lực (ngân sách nhà nước là chính nhưng cần tổng hợp các nguồn lực với việc kết hợp nguồn thu từ giá trị gia tăng phát triển đô thị, kêu gọi xã hội hóa, thu hút vốn tư nhân đầu tư đầu máy, toa xe...); cơ chế giải phóng mặt bằng, khai thác mỏ nguyên vật liệu...; tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bảo đảm năng lực thực hiện quản lý, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao.

Như vậy, Chính phủ đặt ra yêu cầu Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam phải đảm bảo yếu tổ hiện đại, đồng bộ, bền vững; phải đặt trong tổng thể phát triển quy hoạch, dự báo chiến lược về nhu cầu của cả 05 phương thức giao thông; bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể, đồng thời tạo không gian mới.

Nội dung đề án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam theo kết luận của Chính phủ?

Nội dung đề án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam theo kết luận của Chính phủ? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam là gì?

Theo Kết luận 49-LL/TW 2023 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu phát triển định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 như sau:

- Mục tiêu tổng quát:

Phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao. Vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang vận tải chính Đông - Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đến năm 2025: Phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 - 2030 (Hà Nội - Vinh; Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang).

+ Đến năm 2030:

++ Tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có.

++ Tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận tải lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...); phấn đấu khởi công một số tuyến kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế (Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hoà - Vũng Tàu...), cửa khẩu quốc tế (Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Lạng Sơn...), cảng hàng không quốc tế (Thủ Thiêm - Long Thành), đường sắt vành đai phía Đông khu đầu mối Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi); đối với tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ đầu tư bằng phương thức đối tác công - tư (PPP) hoặc phương thức đầu tư khác phù hợp.

++ Tiếp tục đầu tư hoàn thành tuyến Hà Nội - Hạ Long.

+ Đến năm 2045:

++ Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035.

++ Hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045; tuyến đường sắt khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt kết nối với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế), các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.

Như vậy, Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ theo từng giai đoạn cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao.

Quy định hiện hành về yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao là gì?

Theo Điều 80 Luật Đường sắt 2017 quy định yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao như sau:

Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao
1. Kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng với loại hình đường sắt tốc độ cao được đầu tư.
2. Hệ thống cung cấp điện sức kéo phải được điều khiển, giám sát tập trung, ổn định và có khả năng dự phòng để không làm gián đoạn chạy tàu.
3. Hệ thống quản lý điều hành chạy tàu phải theo phương thức tập trung.
4. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng phải rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Theo quy định trên, yêu cầu đặt ra đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao là phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng với loại hình đường sắt tốc độ cao.

Giao thông vận tải đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vé tàu hỏa hợp lệ phải đáp ứng điều kiện gì? Người đi tàu có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi có được ưu tiên xếp hàng mua vé tàu hỏa hay không?
Pháp luật
Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao phải mua vé tàu hỏa bổ sung có đúng hay không?
Pháp luật
Người gửi hành lý ký gửi phải có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt quốc gia?
Pháp luật
Nội dung đề án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam theo kết luận của Chính phủ?
Pháp luật
Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt là gì? Người nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có được báo cho tổ chức không?
Pháp luật
Phương án giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt được phê duyệt và điều chỉnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông vận tải đường sắt
271 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông vận tải đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào