Người dân tộc thiểu số có được nhà nước tạo điều kiện để học chữ viết của mình hay không? Nhà nước tạo điều kiện như thế nào?

Người dân tộc thiểu số có được nhà nước tạo điều kiện để học chữ viết của mình hay không? Nhà nước tạo điều kiện gì để người dân tộc thiểu số được học chữ viết của mình? Quyền học tập của công dân là người dân tộc thiểu số được pháp luật quy định ra sao?

Quyền học tập của công dân là người dân tộc thiểu số được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Giáo dục 2019 về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:

Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Theo quy định trên thì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân đều có quyền học và không có phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Do đó, người dân tộc thiểu số vẫn có quyền và nghĩa vụ học tập như những dân tộc khác.

Người dân tộc thiểu số có được nhà nước tạo điều kiện để học chữ viết của mình hay không?

Người dân tộc thiểu số có được nhà nước tạo điều kiện để học chữ viết của mình hay không? (Hình từ internet)

Người dân tộc thiểu số có được nhà nước tạo điều kiện để học chữ viết của mình hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Giáo dục 2019 về ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục như sau:

Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.

Và theo khoản 6 Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo như sau:

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
...
6. Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.
...

Theo đó, nhà nước luôn khuyết khích và tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ.

Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc bao gồm cả dân tộc thiểu số được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

Nhà nước tạo điều kiện gì để người dân tộc thiểu số được học chữ viết của mình?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc, cụ thể như sau:

Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc
1. Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
2. Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
4. Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo đó khi thực hiện công tác dân tộc thì nhà nước luôn đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc về việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo như sau:

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
1. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.
2. Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
3. Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.
Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.
4. Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
5. Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.
6. Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.
7. Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.
8. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Như quy định trên thì nhà nước có những chính sách để người dân tộc thiểu số được học chữ viết của mình như sau:

- Chính sách phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.

- Nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số

- Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.

- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

- Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.

- Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

- Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

Người dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người dân tộc thiểu số có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Pháp luật
Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
Pháp luật
Chế độ ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong vấn đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học gồm những gì?
Pháp luật
Hỗ trợ đất đai đối với người đồng bào dân tộc thiểu số từ 1/8/2024 được thực hiện theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới có được ưu tiên phục vụ lâu dài trong Bộ đội Biên phòng không?
Pháp luật
Học sinh là người dân tộc thiểu số thường trú Khu vực 1 nhưng học trường Khu vực 2 có thuộc đối tượng UT1 trong Quy chế tuyển sinh đại học ngành Giáo dục Mầm non không?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được nhà nước tạo điều kiện để học chữ viết của mình hay không? Nhà nước tạo điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được nghỉ làm vào các ngày lễ tết theo tôn giáo và được hưởng nguyên lương cho ngày nghỉ đó không?
Pháp luật
Tết Khmer vào ngày nào 2024? Học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Người lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được nhận những hỗ trợ nào?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên trong tuyển dụng viên chức không? Nếu có, được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người dân tộc thiểu số
866 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người dân tộc thiểu số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người dân tộc thiểu số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào