Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là gì?

Cho hỏi: Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định ra sao? - Thắc mắc của bạn Quảng (Nam Định)

Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là ai?

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu là người đáp ứng các điều kiện sau:

- Trung thực, khách quan, không có quan hệ về lợi ích kinh tế với tổ chức, cá nhân xuất khẩu lô hàng (sau đây gọi tắt là Chủ hàng) hoặc chủ Cơ sở được thẩm định;

- Đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định hoặc khóa đào tạo thẩm định;

- Đủ sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Phải có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực, được Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản giao nhiệm vụ trưởng đoàn.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định ATTP thủy sản xuất khẩu là gì? Trưởng đoàn thẩm định có bắt buộc ký tên vào biên bản thẩm định không?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định ATTP thủy sản xuất khẩu là gì? Trưởng đoàn thẩm định có bắt buộc ký tên vào biên bản thẩm định không? (Hình từ Internet)

Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có những nhiệm vụ gì?

Theo khoản 1 Điều 40 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, khi thực hiện nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các trách nhiệm như một kiểm tra viên và các trách nhiệm khác.

Cụ thể như sau:

- Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định.

- Xử lý các ý kiến, kết quả thẩm định của các thành viên trong đoàn thẩm định và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản thẩm định;

- Rà soát, ký biên bản thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn thẩm định thực hiện.

- Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với Cơ sở theo quy định tại Thông tư này;

- Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đảm bảo tính chính xác, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan và không phân biệt đối xử khi thực hiện nhiệm vụ;

- Không yêu cầu các nội dung ngoài quy định gây sách nhiễu, phiền hà cho Cơ sở;

- Chấp hành sự phân công của thủ trưởng Cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật.

Quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản xuất khẩu ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 40 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Trưởng đoàn thẩm định
2. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các quyền hạn như một kiểm tra viên nêu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các quyền hạn khác như sau:
a) Đề xuất với thủ trưởng Cơ quan thẩm định ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;
b) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 39 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, khi thực hiện thẩm định an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Trưởng đoàn thẩm định sẽ có các quyền hạn sau:

- Yêu cầu Cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu có) phục vụ cho công tác thẩm định;

- Ra vào nơi sản xuất, bảo quản, kho hàng; xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ thẩm định;

- Lập biên bản, đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp Cơ sở, vi phạm các quy định có liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm;

- Bảo lưu ý kiến cá nhân và báo cáo với thủ trưởng Cơ quan thẩm định trong trường hợp chưa nhất trí với ý kiến của thành viên đoàn thanh tra;

- Đề xuất với thủ trưởng Cơ quan thẩm định ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;

- Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định.

Có bắt buộc Trưởng đoàn thẩm định phải ký vào biên bản thẩm định không?

Tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 23 Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung của biên bản thẩm định như sau:

Biên bản thẩm định
1. Nội dung của Biên bản thẩm định:
a) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành tại Thông tư này và được lập tại Cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;
b) Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm ATTP và thời hạn yêu cầu Cơ sở hoàn thành các biện pháp khắc phục;
c) Ghi rõ kết luận chung và mức phân loại điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở;
d) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);
đ) Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở; đóng dấu giáp lai Biên bản thẩm định (hoặc ký từng trang trong trường hợp không có con dấu tại Cơ sở);
e) Được lập thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản lưu tại Cơ quan thẩm định 01 (một) bản lưu tại Cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.

Theo đó, chữ ký của trường đoàn kiểm tra là một trong những nội dung cần có tại biên bản thẩm định. Do vậy, việc trưởng đoàn kiểm tra ký tên vào biên bản thẩm định là việc bắt buộc.

Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Thủy sản xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Thức ăn đường phố là gì? Nơi bày bán thức ăn đường phố phải đảm bảo điều kiện gì về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm hay không?
Pháp luật
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở kinh doanh muối, muối i-ốt? Tải về Mẫu biên bản?
Pháp luật
Có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu khi được người thân ở nước ngoài gửi tặng mật ong hay không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005) về quy phạm thực hành vệ sinh đối với thịt như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc cao là đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Sản xuất sản phẩm của sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm cần tuân thủ quy định gì? Điều kiện được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?
Pháp luật
Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu trước hay tự công bố sản phẩm thực phẩm trước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,425 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm Thủy sản xuất khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: