Nhân viên bị sếp mắng chửi có được tự ý chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định hiện nay không?

Cho hỏi nhân viên bị sếp mắng chửi có được tự ý chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định hiện nay không? Câu hỏi của chị Ngân Hà đến từ Hải Phòng.

Nhân viên có quyền nghỉ việc luôn nếu bị sếp mắng chửi hay không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong các trường hợp sau:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác;

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác;

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Theo đó, nếu như người sử dụng lao động có lời nói, hành vi nhục mạ làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người lao động thì người lao động đó có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, nhân viên hoàn toàn có quyền nghỉ việc luôn nếu bị sếp mắng chửi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của mình mà không cần báo trước. Để tránh bị thiệt thòi trong trường hợp có tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng, người lao động cần thu thập chứng cứ, lưu giữ hình ảnh, tài liệu, nhờ người làm chứng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Nhân viên bị sếp mắng chửi có được tự ý chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định hiện nay không?

Nhân viên bị sếp mắng chửi có được tự ý chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định hiện nay không?

Nhân viên nghỉ việc do bị sếp mắng chửi thì có được thanh toán tiền lương không?

Như đã đề cập đến ở nội dung trên, trường hợp người lao động tự nghỉ việc do bị sếp mắng chửi, xúc phạm được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Do đó, người lao động được hưởng các quyền lợi chính đáng như thanh toán tiền lương.

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Theo đó, đối với trường hợp nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động do bị sếp mắng chửi thì vẫn sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình.

Do đó, dù nghỉ việc vì bị sếp mắng chửi nhưng nhân viên vẫn sẽ được thanh toán tiền lương đầy đủ.

Xúc phạm người lao động, sếp sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nếu việc nghỉ làm do bị sếp mắng chửi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, người lao động còn có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết khi danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm phạm.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc sếp mắng chửi nhân viên có thể được xem là xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác và sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động không quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Theo dõi nhân sự là gì? Mẫu excel theo dõi nhân sự mới là mẫu nào? Tải về mẫu excel theo dõi nhân sự mới?
Pháp luật
Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang bị tạm giam hay không?
Pháp luật
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang điều trị tai nạn lao động hay không?
Pháp luật
Mẫu bảng nhận xét nhân viên cuối năm là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền bảng nhận xét nhân viên cuối năm?
Pháp luật
Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào? Người lao động nghỉ việc không cần sự chấp thuận của công ty có được không?
Pháp luật
Muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động không có vi phạm các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng thì doanh nghiệp cần làm gì?
Pháp luật
Tải về mẫu bảng excel lập kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng chi tiết? Tại sao nên lập bảng kế hoạch công việc?
Pháp luật
Công việc không phù hợp, người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo trước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
4,649 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào