Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ áp dụng đối với những gói thầu nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm?
Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất là Mẫu số 01 tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BYT.
Tải về Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Tải về Mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Lưu ý:
(1) Đơn dự thầu được ký bằng chữ ký số của nhà thầu khi nhà thầu nộp E-HSDT qua mạng.
(2) Trong trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng thì không áp dụng nội dung này;
(3) E-HSMT không được yêu cầu nhà thầu phải nộp lý lịch tư pháp của nhân sự để chứng minh cho nội dung đánh giá này.
(4) Trường hợp gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh.
Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ áp dụng đối với những gói thầu nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về việc lập hồ sơ mời thầu như sau:
Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1. Việc lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thực hiện như sau:
a) Đối với hồ sơ mời thầu gói thầu dược liệu và gói thầu vị thuốc cổ truyền: Các cơ sở y tế áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với hồ sơ mời thầu gói thầu thuốc biệt dược gốc; gói thầu thuốc generic; gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền; gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa; gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa: Các cơ sở y tế áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với hồ sơ mời thầu của gói thầu mua thuốc, dược liệu và vị thuốc cổ truyền theo hình thức chào hàng cạnh tranh: Các cơ sở y tế sử dụng mẫu hồ sơ mời thầu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 của Luật Đấu thầu, khoản 1 Điều 79 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP để xây dựng cho phù hợp.
d) Đối với hồ sơ yêu cầu của gói thầu mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu theo quy trình thông thường: Các cơ sở y tế tham khảo nội dung và các mẫu hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu do Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để xây dựng cho phù hợp.
2. Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu được người có thẩm quyền phê duyệt, tổ chuyên gia có trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua thuốc và gửi hồ sơ trình duyệt đến đơn vị chủ trì thẩm định.
Như vậy, theo quy định thì Mẫu đơn dự thầu thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng đối với các gói thầu sau:
- Gói thầu thuốc biệt dược gốc;
- Gói thầu thuốc generic;
- Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền;
- Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa;
- Gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa.
- Gói thầu mua thuốc, dược liệu và vị thuốc cổ truyền theo hình thức chào hàng cạnh tranh.
Lưu ý: Đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu và vị thuốc cổ truyền theo hình thức chào hàng cạnh tranh thì các cơ sở y tế sử dụng mẫu hồ sơ mời thầu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BYT và các quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Luật Đấu thầu 2023, khoản 1 Điều 79 Nghị định 24/2024/NĐ-CP để xây dựng cho phù hợp.
Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định như sau:
Trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Chương IV Thông tư này, thời gian thực hiện thỏa thuận khung và thời gian thực hiện gói thầu tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm đối với các thuốc thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật nhóm 1, nhóm 2 theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Thuốc cần mua với số lượng ít để bảo đảm đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Đấu thầu.
...
Như vậy, đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ Y tế ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?