Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic? Bệnh bụi phổi silic là gì?

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic? Bệnh bụi phổi silic là gì? - Câu hỏi của chị D.D (Hải Phòng)

Bệnh bụi phổi silic là gì?

Căn cứ tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi tiến triển do hít phải bụi chứa silic tự do trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi chứa silic tự do (SiO2) trong không khí môi trường lao động.

Theo đó, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi tiến triển do hít phải bụi chứa silic tự do trong quá trình lao động.

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic? Bệnh bụi phổi silic là gì?

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic? Bệnh bụi phổi silic là gì? (Hình từ Internet)

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định công việc có thể bị bệnh bụi phổi silic như sau:

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.
- Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,...).
- Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.
- Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do.
- Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ các đồ gốm khác, gạch chịu lửa.
- Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng đá mài có chứa silic tự do.
- Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi silic tự do.

Theo đó, người lao động làm các nghề, công việc có thể bị bệnh bụi phổi silic gồm:

- Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.

- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.

- Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,...).

- Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.

- Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do.

- Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ các đồ gốm khác, gạch chịu lửa.

- Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng đá mài có chứa silic tự do.

- Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi silic tự do.

Doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Theo Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với các vi phạm về quan trắc môi trường lao động, trong đó quy định doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi bị phạt như sau:

Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: không thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh; không tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
...

Đồng thời tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân người sử dụng lao động vi phạm, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi bị phạt từ 400.000.000 đồng và tối đa 80.000.000 đồng.

Bệnh bụi phổi silic
Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi nào?
Pháp luật
Bị nhiều bệnh nghề nghiệp khi đi khám giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động có cần Biên bản giám định y khoa không?
Pháp luật
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp 2024? Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định mức suy giảm khả năng lao động ra sao?
Pháp luật
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc? Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí?
Pháp luật
Khi điều trị bệnh nghề nghiệp thì người lao động được bảo hiểm xã hội chi trả chi phí điều trị, các khoản trợ cấp đến khi nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp không? Nếu có thì ai có trách nhiệm quyết định thành lập đoàn điều tra?
Pháp luật
Mẫu giấy giới thiệu khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp dành cho người sử dụng lao động là mẫu nào?
Pháp luật
Bị bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng bao nhiêu % thì người lao động nước ngoài mới được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Pháp luật
Tăng thêm bao nhiêu phần trăm số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp trong mục tiêu Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19/NQ-CP?
Pháp luật
Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh bụi phổi silic
1,527 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh bụi phổi silic Bệnh nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào