Không chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nào từ ngày 10/06/2024?
- Không chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nào từ ngày 10/06/2024?
- Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng được quy định trong bao lâu?
- Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Không chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nào từ ngày 10/06/2024?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
3. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
...
Như vậy, việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với tài sản liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp khoản 1 Điều 16 của Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Không chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nào từ ngày 10/06/2024? (Hình ảnh Internet)
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng được quy định trong bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
4. Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
...
Như vậy, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm.
Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 10 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định quyền của Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
10. Quyền của Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Tổ chức thực hiện khai thác tài sản theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.
b) Quyết định phương thức, biện pháp khai thác tài sản bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và hợp đồng ký kết.
c) Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm.
d) Được thu phí sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật và hợp đồng ký kết.
đ) Được cải tạo, nâng cấp, bổ sung công năng cho tài sản nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng bằng nguồn kinh phí của Bên nhận chuyển nhượng để phục vụ mục đích quản lý, khai thác, nếu được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này chấp thuận. Sau khi kết thúc hợp đồng, Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản phải chuyển giao nguyên trạng tài sản bao gồm cả hạng mục công trình đã được cải tạo, nâng cấp, bổ sung công năng (nếu có) lại Bên chuyển nhượng và không được bồi hoàn.
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng ký kết.
...
Như vậy, Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông có quyền theo quy định trên.
Căn cứ khoản 11 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
11. Nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Bảo vệ tài sản nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng (bao gồm cả đất gắn công trình, hạng mục công trình); không để bị lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép tài sản và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xảy ra sự cố công trình, Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bên chuyển nhượng để thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.
b) Sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, nhiệm vụ của tài sản; không được chuyển đổi công năng sử dụng, chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác.
c) Thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
d) Thanh toán tiền chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản (bao gồm cả khoản tiền nộp bổ sung theo quy định tại điểm l khoản 9 Điều này) đầy đủ, đúng hạn theo quy định; trường hợp quá thời hạn thanh toán theo quy định mà Bên nhận chuyển nhượng chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ thì phải nộp phạt hợp đồng; mức phạt tương đương với mức tiền chậm nộp xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
đ) Hằng năm, báo cáo doanh thu từ việc khai thác tài sản nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định, gửi Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
e) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản; cùng Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản giải quyết các vướng mắc phát sinh.
g) Giao lại tài sản khi kết thúc thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí và các trường hợp quy định tại khoản 16, khoản 17 Điều này.
h) Định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của hợp đồng ký kết phải thông báo cho Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản về tình trạng của tài sản, bảo đảm hoạt động giao thông đường bộ được an toàn, thông suốt.
i) Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng ký kết và quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Bên nhận chuyển nhượng có những nghĩa vụ theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?