Hướng dẫn mới xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định mới nhất ra sao?

Hướng dẫn mới xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định mới nhất ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Hướng dẫn mới xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định mới nhất ra sao?

Vấn đề xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được hướng dẫn mới nhất tại Điều 3 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC như sau:

Thời điểm bắt đầu thời gian phục vụ trong Quân đội được xác định như sau:

- Đối với tuyển quân hằng năm đi nghĩa vụ quân sự là thời điểm giao nhận quân;

- Đối với trường hợp gọi công dân nhập ngũ lẻ là thời điểm tiếp nhận công dân nhập ngũ lẻ theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với công dân trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh quân sự vào đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo là thời điểm tiếp nhận công dân trúng tuyển theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với trường hợp gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ là thời điểm cơ quan, đơn vị tiếp nhận theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với trường hợp gọi nhập ngũ khi có lệnh động viên là thời điểm đơn vị lực lượng thường trực của Quân đội tiếp nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với trường hợp tuyển dụng là ngày quyết định tuyển dụng của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với trường hợp tiếp nhận người chấp hành hình phạt tù bị oan sai, mất tích, quân nhân đào ngũ đã cắt quân số trở lại đơn vị là ngày quyết định tiếp nhận trở lại cơ quan, đơn vị phục vụ Quân đội có hiệu lực thi hành;

- Đối với quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ là thời điểm họ được quy định phải có mặt tập trung để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra, phối thuộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu và chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị Quân đội;

- Đối với lao động hợp đồng là thời điểm bắt đầu làm việc theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng lao động;

- Đối với các đối tượng khác được điều động, trưng tập làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng là thời điểm công dân bắt đầu thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị Quân đội.

Thời điểm kết thúc thời gian phục vụ trong Quân đội được xác định như sau:

- Đối với trường hợp nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc, nghỉ theo chế độ bệnh binh, chuyển ngành là ngày quyết định có hiệu lực thi hành;

- Đối với trường hợp chuyển về các Trung tâm Điều dưỡng thương binh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng người có công là từ thời điểm cơ quan, đơn vị bàn giao quân nhân, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng cho trung tâm hoặc cơ sở;

- Đối với trường hợp tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc là thời điểm bàn giao quân nhân cho cơ quan quân sự cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú;

- Đối với trường hợp đào ngũ là ngày cơ quan, đơn vị thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quân sự cấp huyện nơi họ cư trú và gia đình về việc giảm quân số quản lý khỏi biên chế của Quân đội đối với quân nhân đào ngũ;

- Trường hợp quân nhân, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng bỏ ngũ chạy sang hàng ngũ địch hoặc trốn ra nước ngoài là ngày người đó thực hiện hành vi này;

- Trường hợp công chức, công nhân, viên chức quốc phòng tự ý bỏ việc không có lí do là ngày cơ quan, đơn vị thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú và gia đình về việc này;

- Đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng được cử đi đào tạo ở nước ngoài, hết thời hạn học tập, nếu không được phép của cấp có thẩm quyền mà tự ý ở lại nước ngoài là thời điểm cơ quan, đơn vị thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quân sự cấp huyện nơi họ cư trú và gia đình về việc giảm quân số quản lý khỏi biên chế Quân đội;

- Đối với quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ là thời điểm kết thúc thời hạn tập trung để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra, phối thuộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu và không còn chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị Quân đội;

- Đối với lao động hợp đồng là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận hoặc ghi trong biên bản thanh lý hợp đồng lao động;

- Đối với các đối tượng khác được điều động, trưng tập làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng là thời điểm hết thời hạn thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và không còn chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị Quân đội.

Hướng dẫn mới xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định mới nhất ra sao?

Hướng dẫn mới xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định mới nhất ra sao? (Hình từ Internet)

Tòa án quân sự hiện nay được tổ chức như thế nào?

Tại Điều 50 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về tổ chức Tòa án quân sự như sau:

- Tòa án quân sự trung ương.

- Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

- Tòa án quân sự khu vực.

Tòa án quân sự trung ương được tổ chức như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;

- Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;

- Bộ máy giúp việc.

- Tòa án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tòa án quân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tòa án Quân sự Quân khu 1 do ai quyết định thành lập? Tòa án Quân sự Quân khu 1 tiến hành xét xử các vụ án gì?
Pháp luật
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương do ai bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Chánh án là bao lâu?
Pháp luật
Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương do ai bổ nhiệm? Phó Chánh án có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Pháp luật
Chánh án Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm?
Pháp luật
Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực do ai bổ nhiệm? Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước ai về nhiệm vụ được giao?
Pháp luật
Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do ai bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hướng dẫn mới xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự được hướng dẫn mới nhất như thế nào theo quy định Thông tư 03/2023/TT-TANDTC?
Pháp luật
Những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2023/TT-TANDTC như thế nào?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án quân sự
349 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tòa án quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào