Lưỡi dao mổ đã sử dụng trong các cơ sở y tế thu gom xử lý phải tuân thủ điều kiện như thế nào theo quy định?

Lưỡi dao mổ đã sử dụng trong các cơ sở y tế thu gom xử lý phải tuân thủ điều kiện như thế nào theo quy định? Sử dụng kho chứa chất thải y tế nguy hại không có trong giấy phép môi trường bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Lưỡi dao mổ đã sử dụng trong các cơ sở y tế được phân loại thu gom xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định:

Phân định chất thải y tế
1. Chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
2. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;
...

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 6 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định:

Phân loại chất thải y tế
1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh;
b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn);
c) Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý.
...
3. Phân loại chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng;
...

Theo đó, lưỡi dao mổ đã sử dụng trong các cơ sở y tế được phân loại thu gom xử lý như sau:

- Phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh;

- Phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định pháp luật;

- Trường hợp chất thải để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý;

- Phải được vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng.

Lưỡi dao mổ đã sử dụng trong các cơ sở y tế được phân loại thu gom xử lý như thế nào?

Lưỡi dao mổ đã sử dụng trong các cơ sở y tế được phân loại thu gom xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở y tế sử dụng kho chứa chất thải y tế nguy hại không có trong giấy phép môi trường bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
d) Sử dụng kho chứa chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
...

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Cơ sở y tế có hành vi sử dụng kho chứa chất thải y tế nguy hại không có trong giấy phép môi trường, trừ trường hợp khác có quy định là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại.

Theo đó, cơ sở y tế có hành vi sử dụng kho chứa chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường, trừ trường hợp khác có quy định có mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, trường hợp cơ sở y tế sử dụng kho chứa chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường bị phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp khác có quy định bị phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt tiền vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng kho chứa chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường của cơ sở y tế không?

Căn cứ khoản 2 Điều 58 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
....
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
...

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...

Theo đó, đối với tổ chức Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền phạt tiền vi phạm hành chính đến 100.000.000 đồng

Như vậy, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền sử phạt hành chính đối với cơ sở y tế có hành vi vi phạm sử dụng kho chứa chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường.

Chất thải y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lưỡi dao mổ đã sử dụng trong các cơ sở y tế thu gom xử lý phải tuân thủ điều kiện như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Các chai dịch truyền nhựa trong các cơ sở y tế có được thu gom để tái chế sử dụng hay không theo quy định?
Pháp luật
Những chất thải nào trong cơ sở y tế được xem là chất thải lây nhiễm? Phân loại chất thải lây nhiễm trong cơ sở y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chất thải rắn y tế là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt rác thải y tế là chất thải rắn theo tiêu chuẩn?
Pháp luật
Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đối với khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại thì được sử dụng phương tiện gì?
Pháp luật
Việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất? Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên nào?
Pháp luật
Khi xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF của lò đốt chất thải rắn y tế, có những yêu cầu tối thiểu nào của việc định tính, định lượng?
Pháp luật
Găng tay y tế có phải chất thải y tế hay không? Tổ chức, cá nhân có hành vi tái chế găng tay y tế đã qua sử dụng thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Xả nước thải y tế không đạt chuẩn ra môi trường bị xử phạt bao nhiêu? Nước thải y tế có thuộc chất thải nguy hại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải y tế
142 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào