Hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu để ổn định và phát triển kinh tế xã hội?

Cho hỏi hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu để ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới? Câu hỏi của anh Tín đến từ Hải Phòng

Hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu để ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới?

Theo như tiểu mục 4 Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đã đề cấp đến những giải pháp, nhiệm vụ mà Bộ Công thương cần phải triển khai thực hiện để ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới như sau:

- Thực hiện quyết liệt các giải pháp tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu và chuỗi cung ứng, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế. Tổ chức thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và tiếp tục thúc đẩy ký kết các FTA.

- Đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Rà soát, sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu theo trình tự, thủ tục rút gọn, lấy đủ ý kiến các đối tượng chịu tác động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, công khai, minh bạch, hiệu quả, hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, trình Chính phủ trong tháng 11 năm 2022.

- Rà soát tiến độ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm đưa các dự án công nghiệp lớn vào vận hành, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, Bộ Công thương cần phải triển khai các biện pháp tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ doanh nghiện về thị trường, mặt hàng xuất khẩu để ổn định và phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương cần phải thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA đã ký kết và tiếp tục thúc đẩy việc ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu để ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới?

Hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu để ổn định và phát triển kinh tế xã hội?

Yêu cầu sớm khôi phục sản xuất và khắc phục hiệu quả tình hình mưa lũ để phát triển kinh tế xã hội như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 5 Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đã đề cấp đến những giải pháp, nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải thực hiện để phát triển kinh tế xã hội như sau:

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp sớm khôi phục sản xuất và khắc phục hiệu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, cây trồng và vật nuôi, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp, hiệu quả, bảo đảm đầy đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

- Khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh, lập, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư công, bảo đảm khả thi, tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan (hoàn thành trước ngày 25 tháng 11 năm 2022); hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp trong tháng 12 năm 2022.

- Nghiên cứu xây dựng Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai, trình cấp có thẩm quyền xem xét theo đúng quy định của pháp luật, tránh trùng lặp với các Chiến lược, Chương trình, Đề án về bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và bảo đảm tính khả thi.

- Khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động nhằm giải quyết triệt để các khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2022.

Theo đó, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp sớm khôi phục sản xuất và khắc phục hiệu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ phải theo dõi chặt chẽ những diễn biến, tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh để chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kịp thời triển khai biện pháp phòng tránh hiệu quẩ.

Bộ Giao thông vận tải sẽ triển khai thực hiện những nhiệm vụ nào để phát triển kinh tế xã hội?

Căn cứ vào tiểu mục 7 Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới:

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm, bảo đảm khởi công Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2011-2025, khởi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tháng 12 năm 2022; hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án thành phần đi qua địa bàn các địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

- Tập trung hoàn chỉnh hồ sơ về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT để trình Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất; chủ động làm việc với các cơ quan của Quốc hội để báo cáo giải trình, làm rõ các nội dung liên quan.

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị liên quan bàn giao mặt bằng thực hiện Dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 204/TB-VPCP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ. Giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo xử lý dứt điểm việc này trong tháng 11 năm 2022.

Hỗ trợ doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính sách quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 là gì?
Pháp luật
Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững ra sao?
Pháp luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 06/2022: Hướng dẫn hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu để ổn định và phát triển kinh tế xã hội?
Pháp luật
Nghị quyết 58/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững đến năm 2025?
Pháp luật
Thông tư 15 về quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030?
Pháp luật
Hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia không bị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hỗ trợ doanh nghiệp
400 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: