Giao dịch trên thị trường Forex có được cho phép tại Việt Nam hay không? Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối có trái pháp luật?

Tôi muốn tìm hiểu về cơ sở pháp lý của loại giao dịch mua chứng khoán quốc tế (FOREX). Vì thế tôi có một vài câu hỏi như sau, Thị trường Forex có được cho phép hoạt động tại Việt Nam? Nếu như không thì người tham gia mua bán tiền tệ quốc tế trên thị trường Forex có bị xử lý gì hay không? Tôi xin cảm ơn!

Kinh doanh Forex là gì?

Forex được viết tắt bởi Foreign Exchange, tức trao đổi tiền tệ quốc tế. Thị trường Forex (thị trường ngoại hối) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi tiền tệ của các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Bản chất kinh doanh sàn Forex (hay sàn giao dịch ngoại hối) là hoạt động kinh doanh ngoại hối qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của tỷ giá các đồng tiền hay giá hàng hóa nguyên liệu trong đó có vàng. 

Ngoại hối được hiểu là bao gồm ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và vàng trong đó có cả vàng trên tài khoản.

Việc kinh doanh trên sàn Forex không phải hoạt động mua, bán ngoại hối phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại hối mà là hoạt động mua, bán ngoại hối nhằm đầu cơ biến động giá.

Giao dịch Forex tại Việt Nam có được cho phép

Giao dịch Forex tại Việt Nam có được cho phép

Tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch trên sàn giao dịch ngoại hối có trái pháp luật?

Theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) như sau:

"Điều 36. Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.”

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, tổ chức và cá nhân chỉ được thực hiện các giao dịch hối đoái (giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao quyền chọn) theo quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng được phép.

Các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động ngoại hối khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chưa có quy định cụ thể về hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch ngoại hối.

Tham gia thị trường ngoại hối trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CPĐiều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP thì người có hành vi vi phạm về hoạt động ngoại hối có thể bị xử lý hành chính như sau:

"Điều 23: Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Không niêm yết, thông báo công khai tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam, ngoại tệ với đồng tiền quy ước trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino; niêm yết, thông báo công khai tỷ giá quy đổi giữa mệnh giá đồng tiền quy ước với đồng Việt Nam, ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino không đúng quy định của pháp luật;
....."

Như vậy người tham gia thị trường ngoại hối hay nói cách khác là thị trường Forex trong trường hợp này ngoài việc đối mặt với rủi ro thua lỗ thì còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên. Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoại hối
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người cư trú, người không cư trú có được gửi ngoại hối trong bưu gửi không?
Pháp luật
Doanh nghiệp và chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam có được ký hợp đồng bằng USD không?
Pháp luật
Ngoại hối là gì? Đồng tiền Việt Nam chỉ được xem là ngoại hối trong các trường hợp như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng dịch vụ giữa hai công ty Việt Nam có được ghi và thanh toán bằng ngoại hối (USD) hay không? Trường hợp thanh toán bằng USD thì tính thuế VAT như thế nào?
Pháp luật
Người không cư trú tại Việt Nam được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người cư trú được quyền sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu hay không?
Pháp luật
Hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? Mở tài khoản sử dụng ngoại hối thực hiện theo quy định nào?
Pháp luật
Người không cư trú tại Việt Nam được quyền sử dụng ngoại hối trong trường hợp chuyển khoản cho người không cư trú khác hay không?
Pháp luật
Giao dịch trên thị trường Forex có được cho phép tại Việt Nam hay không? Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối có trái pháp luật?
Pháp luật
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam muốn chuyển tiền ra nước ngoài có được không? Đối tượng được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam là ai?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức là người Việt Nam có được dùng ngoại tệ tiền mặt để góp vốn thành lập Công ty cổ phần hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngoại hối
10,490 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngoại hối

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngoại hối

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào