Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất năm 2022?

Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất năm 2022? Tôi có thắc mắc như trên cần được hỗ trợ tư vấn, vì tôi có quan tâm đến vấn đề đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Mong nhận được tư vấn!

Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 102/NQ-CP 2018

Theo quy định tại Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2018 về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành quy định về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 102/NQ-CP 2018 cụ thể như sau:

(1) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Căn cứ các nguyên tắc, chỉ tiêu, tiêu chí và phương pháp xây dựng chỉ tiêu được ban hành kèm theo Nghị quyết này để thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó bao gồm cả phân tích, đánh giá tính khả thi, dự kiến nguồn lực thực hiện và chính sách hỗ trợ riêng của địa phương.

- Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành liên quan căn cứ nguyên tắc, chỉ tiêu, kế hoạch đã xây dựng để triển khai thực hiện, đồng thời thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó trước mắt tập trung vào các giải pháp:

+ Tăng cường phối hợp trong liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan có liên quan (các cơ quan lao động, thuế, kế hoạch - đầu tư, bảo hiểm xã hội, ...) để nắm bắt chính xác số doanh nghiệp, người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp để yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động tham gia đầy đủ theo quy định của pháp luật.

+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội, trước hết tập trung kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn đóng, đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

+ Tập trung đôn đốc, yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động thực hiện nghiêm trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó lưu ý đối với một số nhóm đối tượng người lao động đang làm việc trong các hộ kinh doanh, tổ hợp tác, các doanh nghiệp nhỏ; người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện quy trình, thủ tục tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tham gia và thụ hưởng chế độ, đặc biệt liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách đối với người lao động, đặc biệt tập trung thực hiện tuyên truyền đối với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện có sự hỗ trợ một phần tiền đóng của nhà nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các địa phương hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

(2) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các nguyên tắc, chỉ tiêu, tiêu chí và phương pháp xây dựng chỉ tiêu được ban hành kèm theo Nghị quyết này.

- Hằng năm, tổng hợp tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các địa phương và các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Tổng kết, đánh giá việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019 - 2020 và đề xuất Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho các địa phương giai đoạn từ năm 2021 trở đi.

(3) Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung đôn đốc, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương thực hiện phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đạt được chỉ tiêu đã đề ra

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội

Nguyên tắc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 102/NQ-CP 2018?

Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2018 về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành quy định về nguyên tắc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 102/NQ-CP 2018 cụ thể như sau:

(1) Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ các tiêu chí, phương pháp xây dựng chỉ tiêu tại Mục III để xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại địa phương và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, đồng thời xây dựng kế hoạch để thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó phân tích, đánh giá tính khả thi và giải pháp thực hiện chỉ tiêu cho giai đoạn 2019 - 2020.

(2) Hằng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về việc xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch và tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019 - 2020 và đề xuất Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho giai đoạn từ năm 2021 trở đi đối với từng địa phương cho phù hợp.

Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 69/NQ-CP 2022?

Theo Nghị quyết 69/NQ-CP năm 2022 về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành quy định về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

(1) Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục căn cứ các tiêu chí, phương pháp xây dựng chỉ tiêu tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2018 của Chính phủ để xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại địa phương và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(2) Hằng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về việc xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch và tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo đúng quy định; hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các địa phương và các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(4) Bảo hiểm xã hội Việt Nam đôn đốc, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và các quy định có liên quan.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chết thì người thân của họ được nhận trợ cấp mai táng là bao nhiêu?
Pháp luật
Người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà tự tử có được hưởng trợ cấp mai táng không?
Pháp luật
Có cần phải tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên phục vụ nhà hàng làm từ 1 đến 3 giờ mỗi ngày không?
Pháp luật
Doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội bằng hình thức Internet Banking muốn kiểm tra xem còn nợ BHXH bao nhiêu tiền sẽ kiểm như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội đủ, người lao động tự đóng những tháng chưa đóng có được không?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm kế toán trưởng Bảo hiểm xã hội tỉnh phải có thời gian công tác trong ngành tối thiểu bao nhiêu năm?
Pháp luật
Khi con ốm đau vượt quá số ngày hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của cha mẹ thì nên xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có thể xin đóng bảo hiểm xã hội theo quý hoặc nửa năm đối với công ty kinh doanh máy vi tính có khoảng 20 người lao động không?
Pháp luật
Hướng dẫn báo tăng, báo giảm BHXH BHYT, BHTN trước khi giải quyết chế độ ốm đau, thai sản bởi BHXH TPHCM?
Pháp luật
Người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài định cư được hưởng trợ cấp một lần tối thiểu là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
1,340 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào