Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ bao nhiêu mét trở lên thì phải đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia theo quy định?
- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ bao nhiêu mét trở lên thì phải đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia theo quy định hiện nay?
- Người làm việc trên tàu cá có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn hay không?
- Trường hợp trên tàu cá có người bị nạn thì truyền trưởng có nghĩa vụ như thế nào?
Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ bao nhiêu mét trở lên thì phải đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia theo quy định hiện nay?
Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ bao nhiêu mét trở lên thì phải đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia theo quy định hiện nay, căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Đăng ký tàu cá
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
2. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được quy định như sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp không thời hạn đối với tàu cá đóng mới, cải hoán, nhập khẩu, mua bán, tặng cho, viện trợ;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp có thời hạn bằng thời hạn thuê đối với trường hợp thuê tàu trần.
3. Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
b) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
c) Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
...
Theo quy định thì tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định.
Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ bao nhiêu mét trở lên thì phải đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Người làm việc trên tàu cá có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn hay không?
Người làm việc trên tàu cá có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn hay không, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 74 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
1. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá khi làm việc trên tàu cá phải có các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá;
b) Có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định;
c) Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tuổi lao động;
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh.
2. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp khi làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh phù hợp trên tàu cá.
...
Theo đó người làm việc trên tàu cá sẽ có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn.
Trường hợp trên tàu cá có người bị nạn thì truyền trưởng có nghĩa vụ như thế nào?
Trường hợp trên tàu cá có người bị nạn thì truyền trưởng có nghĩa vụ như thế nào, căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 75 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Thuyền trưởng tàu cá
...
3. Thuyền trưởng có nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này và nghĩa vụ sau đây:
a) Phổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;
b) Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến;
c) Cập nhật thông tin về vị trí tàu cá, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
d) Trường hợp thiên tai xảy ra phải đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá sẵn sàng ứng phó, điều động tàu tránh trú an toàn;
đ) Trường hợp tàu cá bị tai nạn phải có biện pháp ứng phó kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền;
e) Trên tàu cá có người bị nạn phải tìm mọi biện pháp cứu chữa; trường hợp có người chết phải giữ gìn tài sản, di chúc, đồng thời thông báo với đài thông tin duyên hải gần nhất, chủ tàu cá, gia đình người bị nạn hoặc cơ quan có thẩm quyền;
...
Theo đó nếu trường hợp trên tàu cá có người bị nạn thì thuyền trưởng có nghĩa vụ tìm mọi biện pháp cứu chữa theo quy định.
Ngoài ra nếu trường hợp có người chết thuyền trưởng phải giữ gìn tài sản, di chúc, đồng thời thông báo với đài thông tin duyên hải gần nhất, chủ tàu cá, gia đình người bị nạn hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?