Dự kiến nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương sẽ xuất hiện trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi?

Dự kiến nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương sẽ xuất hiện trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi? Tôi có nghe nói luật đang sửa đổi và bổ sung nhóm này vào nên tôi muốn tìm hiểu về quy định này!

Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được định nghĩa như thế nào?

Theo khoản 10 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thì người tiêu dùng dễ bị tổn thương được định nghĩa như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo quy định của Luật này bao gồm: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số trong vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là người dân tộc thiểu số) và các nhóm người dễ bị tổn thương khác theo quy định của pháp luật có liên quan."

Như vậy, lần đầu tiên Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nhóm đối tượng này. Theo đó mỗi nhóm trong đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương sẽ có quy định riêng biệt để đảm bảo các quyền lợi, cụ thể tại Điều 6 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có đề cập:

Việc bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng là người cao tuổi được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) quy định việc bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng cao tuổi như sau:

Đối với người tiêu dùng là người cao tuổi, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các nội dung sau:

- Có chính sách và bảo đảm thực hiện quyền ưu tiên về giá, phí và các ưu đãi khác cho người cao tuổi trong hoạt động mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;

- Cung cấp cơ chế khiếu nại, giải quyết tranh chấp phù hợp với quyền, nghĩa vụ của người cao tuổi theo quy định của pháp luật;

- Ngoài các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 16 của Luật này, chịu trách nhiệm với các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về người cao tuổi trong quá trình thực hiện giao dịch với một bên là người cao tuổi;

- Có cơ chế, chính sách chống phân biệt đối xử, xúc phạm người cao tuổi trong việc thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin cá nhân của người cao tuổi theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

- Có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật đối với người cao tuổi.

Dự kiến nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương sẽ xuất hiện trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi?


Việc bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng là người khuyết tật được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) quy định việc bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng khuyết tật như sau:

Đối với người tiêu dùng là người khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các nội dung sau:

- Có chính sách và bảo đảm thực hiện quyền ưu tiên về giá, phí và các ưu đãi khác cho người khuyết tật trong quá trình mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;

- Cung cấp cơ chế khiếu nại, giải quyết tranh chấp phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

- Ngoài các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 16 của Luật này, chịu trách nhiệm với các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về người khuyết tật trong quá trình thực hiện giao dịch với một bên là người khuyết tật;

- Có cơ chế, chính sách chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng người khuyết tật trong việc thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin cá nhân của người khuyết tật theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

- Có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật cho người khuyết tật.

Việc bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng là trẻ em được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) quy định quyền lợi đối với người tiêu dùng là trẻ em như sau:

Đối với người tiêu dùng là trẻ em, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các nội dung sau:

- Có chính sách bảo đảm thực hiện quyền ưu tiên về giá, phí, các ưu đãi khác cho trẻ em trong quá trình mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;

- Bảo đảm không bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ bị cấm cho trẻ em theo quy định của pháp luật;

- Cung cấp cơ chế khiếu nại, giải quyết tranh chấp phù hợp với trẻ em theo quy định của pháp luật;

- Ngoài các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 16 của Luật này, chịu trách nhiệm với các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về trẻ em trong quá trình thực hiện giao dịch với một bên là trẻ em;

- Có chính sách chống xâm hại, lạm dụng, bóc lột trẻ em trong việc thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin cá nhân của trẻ em theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

- Có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật cho trẻ em.

Việc bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng là người dân tộc thiểu số được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) quy định về bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng là người dân tộc thiểu số như sau:

Đối với người tiêu dùng là người dân tộc thiểu số, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các nội dung sau:

- Không được từ chối giải quyết khiếu nại, đề nghị giải quyết tranh chấp của người dân tộc thiểu số với lý do tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán của các dân tộc này theo quy định của pháp luật;

- Ngoài các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 16 của Luật này, chịu trách nhiệm với các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về người dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện giao dịch với một bên là người dân tộc thiểu số;

- Có cơ chế, chính sách chống phân biệt đối xử, kỳ thị, lợi dụng trong việc thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin cá nhân của người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Tải về văn bản Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (Dự thảo 5) tại đây.

Người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp nào tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng thông tin của người tiêu dùng mà không cần có sự đồng ý của người tiêu dùng?
Pháp luật
Trường hợp nào được thu thập thông tin người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử mà không cần cho phép?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo quy định mới nhất ra sao?
Pháp luật
Để được gọi là nền tảng số lớn phải có bao nhiêu tài khoản người sử dụng hoạt động hằng năm tại Việt Nam trở lên?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra sao?
Pháp luật
Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa người tiêu dùng có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm phải làm gì trước khi thu thập thông tin của người tiêu dùng?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải có những nội dung tiêu chuẩn gì? Bố trí và trình bày như thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
Pháp luật
Người tiêu dùng có phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong giải quyết tranh chấp thông qua tòa án không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tiêu dùng
2,026 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tiêu dùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: