Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa người tiêu dùng có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không?

Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không? Đối với phần hàng hóa, dịch vụ chưa sử dụng thì người bán phải hoàn trả cho người tiêu dùng trong thời hạn nào? câu hỏi của anh N (Vinh).

Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP giải thích về hợp đồng giao kết từ xa như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại.
...

Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 17 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Hợp đồng giao kết từ xa
...
2. Trường hợp việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại.
3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng.
...

Theo quy định này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định thì trong vòng mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cũng theo quy định này, người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa người tiêu dùng có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không?

Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa người tiêu dùng có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không? (hình từ internet)

Đối với phần hàng hóa, dịch vụ chưa sử dụng thì người bán phải hoàn trả cho người tiêu dùng trong thời hạn nào?

Tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Hợp đồng giao kết từ xa
...
4. Trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức; cá nhân kinh doanh phải trả lại tiền cho người tiêu dùng chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác.
Trường hợp việc chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, đối với phần hàng hóa, dịch vụ chưa sử dụng thì người bán phải hoàn trả cho người tiêu dùng chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

Nếu quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác.

Người tiêu dùng có tất cả bao nhiêu quyền theo quy định?

Tại Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:

Quyền của người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, người tiêu dùng có tất cả 08 nhóm quyền. Cụ thể gồm quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp và các quyền khác như quy định trên.

Người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức thực hiện hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo quy định mới nhất ra sao?
Pháp luật
Để được gọi là nền tảng số lớn phải có bao nhiêu tài khoản người sử dụng hoạt động hằng năm tại Việt Nam trở lên?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra sao?
Pháp luật
Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa người tiêu dùng có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm phải làm gì trước khi thu thập thông tin của người tiêu dùng?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải có những nội dung tiêu chuẩn gì? Bố trí và trình bày như thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
Pháp luật
Người tiêu dùng có phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong giải quyết tranh chấp thông qua tòa án không?
Pháp luật
Thương lượng trong giải quyết tranh chấp giữa bên cung cấp hàng hóa và người tiêu dùng không được áp dụng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người tiêu dùng được đơn phương chấm dứt hợp đồng bán hàng tận cửa không? Nếu có thì điều kiện chấm dứt là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tiêu dùng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
335 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tiêu dùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: