Đề xuất về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú theo Nghị định sửa đổi trong thời gian sắp tới?
Sắp tới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) dự kiến ban hành dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) quy định “người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật” mở ra cơ hội được phong tặng cho nhiều người hoạt động nghệ thuật hơn.
Khái niệm về Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” là gì?
Căn cứ Điều 66 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định về danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:
+ Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên;
+ Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này do Chính phủ quy định.
- Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” để tặng cho cá nhân đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:
+ Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;
+ Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên hoặc từ 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa;
+ Sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.
- Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:
+ Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;
+ Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 15 năm trở lên hoặc từ 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa; được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.
- Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đề xuất về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú theo Nghị định sửa đổi trong thời gian sắp tới? (Hình từ internet)
Nguyên do cần có sự sửa đổi về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ trong thời gian sắp tới?
Theo đó, trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đang soạn thảo dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT).
- Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT trong tiến trình xây dựng nghị định để chuẩn bị cho thời điểm Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.
- Thực tế, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có nội dung thay đổi căn bản về đối tượng xét tặng, bổ sung “người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật” và một số quy định về tiêu chuẩn xét tặng cũng thay đổi, vì vậy, Nghị định xét tặng danh hiệu NSND, danh hiệu NSƯT cũng cần xây dựng những quy định mới, phù hợp với Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022
- Nhằm bổ sung và hoàn thiện những quy định hiện hành quy định tại Nghị định 89/2014/NĐ-CP và Nghị định 40/2021/NĐ-CP.
Đề xuất về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú theo Nghị định sửa đổi trong thời gian sắp tới?
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cho hay
- Dự thảo Nghị định, ngoài phần căn cứ pháp lý, nội dung được chia thành 5 chương 19 điều gồm các quy định về đối tượng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT
+ Cách tính thời gian hoạt động nghệ thuật và thời gian hoạt động sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật của các đối tượng xét tặng danh hiệu
+ Nguyên tắc xét tặng, thẩm quyền tổ chức xét tặng
+ Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022
(*Về quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT:
Đề xuất đối với danh hiệu NSND bên cạnh các quy định chung, nghệ sĩ cần có ít nhất 2 giải vàng quốc gia, trong đó 01 giải vàng cá nhân hoặc có ít nhất 03 giải vàng quốc gia nếu không có giải vàng cá nhân. Một số trường hợp có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật nhưng thiếu giải thưởng sẽ trình Thủ tướng quyết định.
+ Đối với người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật phải có tác phẩm xuất sắc, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, có ít nhất hai tác phẩm đạt giải vàng quốc gia.
+ Đối với danh hiệu NSƯT, cá nhân hoạt động nghệ thuật có ít nhất 2 giải vàng quốc gia, hoặc ít nhất 1 giải vàng quốc gia và 2 giải bạc quốc gia, hoặc 3 giải vàng quốc gia nếu không có giải vàng cá nhân)
+ Và quy định chi tiết cách tính thành tích, thời gian, và đối tượng đặc thù…
Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?