Đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27? Xây dựng khung ngân sách nhà nước năm 2024 thế nào?

Đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27? Xây dựng khung ngân sách nhà nước năm 2024 thế nào? Thắc mắc của chú V.T ở Nam Định.

Đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, xây dựng khung ngân sách nhà nước năm 2024?

Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp xây dựng khung ngân sách nhà nước 2024, kế hoạch 3 năm 2024 - 2026, trong đó đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương.

Chính phủ vừa có báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền của Thủ tướng ký gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đến cuối năm 2021, nguồn cải cách tiền lương từ ngân sách Trung ương chưa sử dụng khoảng 54.517 tỷ đồng, trong đó số tiền ở các bộ, ngành gần 82 tỷ đồng. Các địa phương cũng dư tiền dành cho cải cách tiền lương là 208.457 tỷ đồng.

Như vậy, đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện. Số tiền dư tới cuối 2022 đang được Bộ Tài chính đốc thúc các đơn vị báo cáo, sẽ trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Hiện nay, việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương được quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Nghị quyết 23 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025.

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Trung ương yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, dành nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương toàn diện, gồm thang lương, bảng lương, hệ số và các khoản phụ cấp. Việc này nhằm đảm bảo tiền lương thực sự là đòn bẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả. Trong khi đó, Nghị quyết kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2023) của Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại kỳ họp thứ 6 (diễn ra tháng 10 tới).

Tại báo cáo gửi UBTVQH, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đang xây dựng khung ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch ngân sách 3 năm (2024-2026), trong đó đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27.

Đây sẽ là cơ sở để sử dụng nguồn tiền thực hiện cải cách tiền lương, tức xác định số được trích lập nhưng chưa sử dụng. “Bộ Tài chính sẽ rà soát, thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương tại ngày 31/12/2022 và đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí", báo cáo Bộ Tài chính nêu.

Thẩm tra nội dung này, cơ quan thẩm tra của Quốc hội nhận xét lộ trình cải cách tiền lương vẫn chưa bảo đảm theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27. Mức lương của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung.

Hiện Bộ Giáo dục- Đào tạo đề xuất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non thêm 10%, giáo viên tiểu học tăng 5%. Vì thế, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách này.

Xem thêm: Có bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi cải cách tiền lương 2024 đối với quân đội, công an theo Nghị quyết 27 không?

Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề từ 01/07/2024 đối với cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?

Đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, xây dựng khung ngân sách nhà nước năm 2024? (Hình từ internet)

Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ báo cáo lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương trước 16/9/2023?

Tại khoản a tiểu mục 15 Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 có đề cập đến trách nhiệm của Bộ Nội vụ đối với việc cải cách tiền lương như sau:

Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
15. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị để hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 9 năm 2023.

Theo đó, ngày 16/9 vừa qua là hạn chót để Bộ Nội vụ báo cáo về lộ trình và phương án cải cách tiền lương.

Lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW như thế nào?

Tại Nghị quyết 27/NQ-TW 2018 đưa ra lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

- Đối với khu vực công:

+ Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

+ Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

+ Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

+ Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

+ Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

- Đối với khu vực doanh nghiệp:

+ Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

+ Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 đối với giáo viên khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 không?
Pháp luật
Thủ tướng chỉ thị điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cùng với thời điểm cải cách tiền lương đúng không?
Pháp luật
Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an từ 1/7/2024 được xây dựng như thế nào?
Pháp luật
Từ 1/7/2024, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ra sao?
Pháp luật
Có thật chưa cải cách tiền lương từ 1/7/2024 không? Đến nay đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền để cải cách tiền lương?
Pháp luật
Toàn bộ 2 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 có chế độ nâng bậc lương trước thời hạn thế nào?
Pháp luật
Đề xuất thực hiện cải cách tiền lương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP ra sao?
Pháp luật
Lương cơ sở 1,8 triệu có thay đổi từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương đối với công chức viên chức không?
Pháp luật
Nghị quyết 82/NQ-CP quyết nghị đã tiết kiệm được 680 nghìn tỷ đồng để triển khai chế độ tiền lương mới từ 1/7/2024 đúng không?
Pháp luật
Điều chỉnh lương hưu từ 01/7/2024 theo Chỉ thị 17/CT-TTg tại thời điểm cải cách tiền lương như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
12,222 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào