Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề từ 01/07/2024 đối với cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề từ 01/07/2024 đối với cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
- Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
- Mức phụ cấp thâm niên nghề hiện nay được quy định như thế nào?
Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề từ 01/07/2024 đối với cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
Tại phiên bế mạc của Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 được tổ chức tại Hà Nội ngày 19/09/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024.
“Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1.7.2024”.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng dư tiền dành cải cách tiền lương là 208.457 tỉ đồng. Như vậy, ngân sách dư 263.000 tỉ đồng để thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024.
Một trong những điểm đáng chú ý của việc cải cách tiền lương từ ngày 01.07.2024 là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức. Theo đó, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu ra việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương được thực hiện như sau:
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
- Thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỉ lệ chi thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
Theo đó, có thể sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương).
>> Xem thêm: Tổng hợp bảng lương quân nhân chuyên nghiệp năm 2024?
Tổng hợp bảng lương sĩ quan công an năm 2024?
Tổng hợp các bảng lương giáo viên 2024?
Tổng hợp bảng lương quân đội trong năm 2024?
Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/07/2024 đối với cán bộ, công chức theo đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương 2024 tại Nghị quyết 27? (Hình từ Internet)
Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
* Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
* Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Mức phụ cấp thâm niên nghề hiện nay được quy định như thế nào?
Tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
...
8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc:
a) Phụ cấp thâm niên nghề:
Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.
Mức phụ cấp như sau: sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Theo như quy định trên sau 5 năm tại ngũ hoặc làm việc liên tục thì mức phụ cấp thâm niên nghề sẽ là 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về tính mức phụ cấp thâm niên nghề như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Cách tính phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/7/2023:
Hệ số phụ cấp thâm niên nghề x [hệ số lương x1.800.000 + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)].
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông? Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Năm 2025, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường đối với người đi bộ phạt bao nhiêu? Có mấy loại vạch kẻ đường?
- Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 tất cả các môn 2024 2025? Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 theo Thông tư 27 thế nào?
- Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học mới nhất? Tải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học?