Để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào?

Tôi muốn hỏi để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào? - câu hỏi của chị Đan (Hà Giang)

Mục tiêu để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới như thế nào?

Căn cứ tại Mục 3 Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 nêu ra mục tiêu để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới như sau:

Về mục tiêu tổng quát

Tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước.

Về mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2030:

+ Nền công nghệ sinh học nước ta đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

+ Xây dựng nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

+ Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

- Tầm nhìn đến năm 2045:

Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10 - 15% vào GDP.

Để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào?

Để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào? (Hình từ Internet)

Để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào?

Căn cứ vào Mục 4 Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 đã nêu ra các nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học của Bộ Chính trị bao gồm:

- Thống nhất nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới:

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới như thế nào?

Căn cứ vào Mục 5 Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 đã nêu ra tổ chức thực hiện nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới như sau:

- Cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nội dung Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết.

- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật; tăng cường giám sát hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện chính sách liên quan đến phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện Nghị quyết; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật có liên quan đến phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết, phát huy vai trò phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, hướng dẫn việc quán triệt thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện, báo cáo Bộ Chính trị.

Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh qua những giải pháp nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục IV Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 quy định cụ thể về giải pháp xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học bao gồm:

- Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo nhân lực công nghệ sinh học từ giáo dục phổ thông đến đại học và trên đại học. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ sinh học, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ sinh học.

Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn, bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ nhà khoa học đầu ngành, hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu có uy tín đạt trình độ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, xuất khẩu nhân lực công nghệ sinh học có trình độ cao.

- Tập trung đầu tư nguồn lực nhằm nâng cao năng lực phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, trong đó ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ lõi, phát triển sản phẩm công nghệ sinh học mà Việt Nam có lợi thế.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện, sớm đưa các trung tâm công nghệ sinh học quốc gia ở ba miền Bắc, Trung, Nam vào hoạt động; hiện đại hoá hệ thống phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, các trung tâm đánh giá, kiểm định; xây dựng một số trung tâm kiểm soát dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu giám sát và phòng, chống dịch bệnh.

- Hỗ trợ, phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học - công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị nhằm sản xuất sản phẩm công nghệ đạt trình độ quốc tế; nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu công nghệ sinh học lĩnh vực quốc phòng, an ninh.


Công nghệ sinh học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đến năm 2030, ứng dụng thành công công nghệ sinh học trong phát triển nguồn thảo dược, sản xuất các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Pháp luật
Có được công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở nước ngoài tại Việt Nam hay không? Điều kiện để xem xét công nhận được quy định ra sao?
Pháp luật
Trường hợp nào tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học được công nhận thông qua Hội đồng khoa học công nghệ?
Pháp luật
Thủ tục khôi phục hiệu lực thi hành quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đang bị tạm dừng quy định ra sao?
Pháp luật
Những mục tiêu nào đề ra để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới?
Pháp luật
Để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào?
Pháp luật
Dự án nông nghiệp sử dụng công nghệ sinh học nào được coi là dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Pháp luật
Người học ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Công nghệ sinh học trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có tối thiểu những kiến thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghệ sinh học
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,133 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nghệ sinh học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào