Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được công nhận khi đạt được những điều kiện nào theo quy định của pháp luật?

Tôi muốn hỏi cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được công nhận khi đạt được những điều kiện nào theo quy định của pháp luật? - câu hỏi của chị Thanh (Hà Tĩnh)

Như thế nào là cơ sở an toàn dịch bệnh động vật?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật Thú y 2015 quy định như sau:

- Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là vùng, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống động vật được xác định không xảy ra bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng, cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

Theo đó cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống động vật được xác định không xảy ra bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được công nhận khi đạt được những điều kiện nào theo quy định của pháp luật?

Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được công nhận khi đạt được những điều kiện nào theo quy định của pháp luật?

Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được công nhận khi đạt được những điều kiện nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y

+ Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;

+ Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

+ Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành;

+ Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

+ Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

+ Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;

+ Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT và Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

- Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

- Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật

+ Thực hiện theo quy định tương ứng tại các quy định phòng, chống dịch bệnh động vật của Luật Thú y 2015, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư này;

+ Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

Nội dung của kế hoạch ứng phó dịch bệnh động vật được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về kế hoạch ứng phó dịch bệnh như sau:

- Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch ứng phó dịch bệnh

+ Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh:

++ Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện;

++ Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở, hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

+ Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh:

++ Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện;

++ Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

- Nội dung kế hoạch ứng phó dịch bệnh

+ Dự phòng các nguồn lực, bảo đảm phân công rõ trách nhiệm những người tham gia, đáp ứng yêu cầu để xử lý dịch bệnh; tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng hoặc tại khu vực xung quanh;

+ Dự phòng đủ kinh phí, hóa chất, bảo hộ cá nhân, phương tiện, dụng cụ chuyên dùng để xử lý dịch bệnh;

+ Có phương án xử lý động vật chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh và động vật tại cơ sở hoặc vùng theo quy định;

+ Báo cáo cho chính quyền địa phương và Cơ quan thú y về tình hình và các biện pháp xử lý dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng để xác định nguyên nhân và hạn chế lây lan dịch bệnh;

+ Phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện điều tra, chẩn đoán, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh;

+ Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường theo quy định;

+ Chỉ nuôi, thả lại tại nơi đã xảy ra dịch bệnh sau khi đã xử lý xong dịch bệnh động vật.

Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023

Dịch bệnh động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch bệnh động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ cơ sở chăn nuôi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn khi vệ sinh, khử trùng cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
Pháp luật
Sử dụng thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng bệnh động vật thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh động vật là gì? Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn?
Pháp luật
Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là gì? Để được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Dịch bệnh động vật là gì? Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khi giám sát dịch bệnh động vật thực hiện các hoạt động nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật mới nhất hiện nay quy định thế nào?
Pháp luật
Giám sát dịch bệnh động vật là gì? Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu Đơn đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là mẫu nào? Điều kiện công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch bệnh động vật
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,730 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch bệnh động vật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: