Bộ Y tế công bố những loại dịch bệnh truyền nhiễm nào tại Việt Nam? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không?

Bộ Y tế ban hành những loại dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam như thế nào? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không? - Câu hỏi của chị D ở Yên Bái.

Những loại dịch bệnh truyền nhiễm được Bộ Y tế ban hành là những dịch bệnh truyền nhiễm nào?

Ngày 02/02/2024, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 266/QĐ-BYT kèm theo Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024.

Cụ thể tại Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 Bộ Y tế đã nêu ra những loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Việt Nam và đánh giá công tác phòng, chống dịch năm 2023 cũng như kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024.

Cụ thể, căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Phần thứ nhất Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 266/QĐ-BYT 2024 Bộ Y tế đã nêu ra những loại dịch bệnh nguy hiểm tại Việt Nam như sau:

Loại dịch bệnh truyền nhiễm

Tình hình

COVID-19

Năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 99 nghìn trường hợp mắc, 20 trường hợp tử vong; giảm 14,5 lần so với năm 2021 và giảm 82,4 lần so với 2022.

Tỷ lệ tử vong là 0,02%, giảm sâu so với năm 2021 (1,86%) và năm 2022 (0,11%).

Sốt xuất huyết

Năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 172.000 trường hợp mắc, 43 trường hợp tử vong". So với năm 2022 (369.483/151), số mắc giảm 53,8%, số tử vong giảm 72,4% (giảm 108 trường hợp).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận số mác cao là: Hà Nội (36.795), TP. Hồ Chí Minh (17.257), Gia Lai (6.532), Đồng Nai (5.508), Bình Dương (5.092), Đắk Lắk (4.972), Bình Thuận (4.853), An Giang (4.840), Lâm Đồng (4.832), Đà Nẵng (4.604).

Tay chân miệng

Trong năm 2023, cả nước ghi nhận gần 181.000 trường hợp mắc, 31 trường hợp tử vong". So với năm 2022 (67.586/3), số mắc tăng gấp 2,7 lần, số tử vong tăng 28 trường hợp.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là: TP. Hồ Chí Minh (50.161), Đồng Nai (10.968), An Giang (9.945), Bình Dương (9.021), Tiền Giang (8.347), Đồng Tháp (7.142), Long An (3.913), Cần Thơ (5.328), Khánh Hòa (4.822), Cà Mau (4.574)

Đậu mùa khi

Tính đến hết năm 2023, cả nước ghi nhận 137 trường hợp mắc (02 ca ghi nhận năm 2022), 06 trường hợp tử vong; các trường hợp mắc và tử vong đều ghi nhận tại khu vực phía Nam, chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh Bạch hầu

Năm 2023, cả nước ghi nhận 57 trường hợp mắc, 07 trường hợp tử vong, xảy ra cục bộ tại một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc

Số phát ban nghi sởi

Trong năm 2023, cả nước ghi nhận 401 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong. So với năm 2022, số mắc tăng 9,6%.

Sốt rét

Năm 2023, cả nước ghi nhận 448 trường hợp mắc, 02 trường hợp tử vong do sốt rét. So với năm 2022, số mắc sốt rét giảm 1,5%.

Bệnh dại

Năm 2023, cả nước ghi nhận 82 trường hợp tử vong, tăng 12 trường hợp so với năm 2022. Các tỉnh, thành phố ghi nhận số tử vong cao là Gia Lai (14), Nghệ An (7), Bình Phước (7), Điện Biên (6), Bến Tre (5).

Cúm mùa

Năm 2023 cả nước ghi nhận 289 066 ca mắc, 01 ca tử vong; số mắc giảm 0,6% so với năm 2022. Các chủng vi rút cúm mùa lưu hành bao gồm cúm A(H3N2), A(H1N1), cúm B.

Các bệnh truyền nhiễm khác

Tình hình ổn định, cơ bản được kiểm soát. Năm 2023, trong nước không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A như tả, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), MER-CoV, Ebola...

Bộ Y tế công bố những loại dịch bệnh truyền nhiễm nào tại Việt Nam? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không?

Bộ Y tế công bố những loại dịch bệnh truyền nhiễm nào tại Việt Nam? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không? (Hình từ Internet)

Kết quả của công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 như thế nào?

Căn cứ theo Mục II Phần thứ nhất của Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 266/QĐ-BYT 2024 Bộ Y tế đã có những nhìn nhận và đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 như sau:

Tình hình năm 2023 các bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát và cơ bản đã đạt được mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tỷ lệ tử vong.

- Covid 19 đã chính thức chuyển sang loại bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B góp phần quan trọng cho việc phục hồi nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng trong đại dịch;

- Số ca mắc và tử vong về dịch bệnh sốt xuất huyết giảm mạnh so với năm 2022;

- Tay chân miệng được ghi nhận số ca mắc bệnh tăng so với năm 2022 nhưng đã được kiểm soát ổn định và giảm từ 10/2023;

- Bệnh bạch hầu chỉ diễn ra cục bô tại một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc;

- Ngoài ra không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A như tả, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), MER-CoV, Ebola...

Nhìn chung kết quả phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm 2023 đa số đều đạt, mang lại kết quả tốt. Bên cạnh đó vẫn còn những loại dịch bệnh mà kết quả phòng chống không đạt như tay chân miệng và bệnh dại. Cần có kế hoạch phòng chống những loại dịch bệnh chưa đạt ở năm 2023 mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Xem bảng báo cáo cụ thể kết quả phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 Tại đây

Huy động, điều động người tham gia trong trường hợp xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A như thế nào?

Căn cứ theo Điều 39 Thông tư 32/2023/TT-BYT trường hợp nguồn nhân lực của các đơn vị, địa phương không đáp ứng yêu cầu công tác khám chữa bệnh khi có dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, ngoài việc điều động nguồn nhân lực có chuyền môn Bộ Y tế còn được phép điều động những người sau đây để tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả việc xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng, sơ cứu, cấp cứu:

- Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam (bao gồm cả người nước ngoài) được thực hiện xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu khác với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hành nghề;

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mà không cần có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Sinh viên, học sinh, học viên của các trường thuộc khối ngành sức khỏe; người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm nhóm A, sơ cứu, cấp cứu và khám bệnh, chữa bệnh đối với người bị thiên tai, thảm hoạ hoặc trong tình huống khẩn cấp.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Người bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh với người này?
Pháp luật
Bộ Y tế công bố những loại dịch bệnh truyền nhiễm nào tại Việt Nam? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không?
Pháp luật
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người mắc bệnh truyền nhiễm có bị phân biệt đối xử và bị đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về họ không?
Pháp luật
Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi phát hiện ra thì cơ sở y tế có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Người tham gia chống dịch bệnh truyền nhiễm và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện biện pháp gì trong thời gian có dịch?
Pháp luật
Mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch nhưng che giấu thì có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm? Trong thời hạn bao lâu sẽ công bố dịch bệnh truyền nhiễm?
Pháp luật
Khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A cơ sở y tế có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
795 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào