QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2024
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng,
chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị quyết 99/2023/QH15
ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội giám sát chuyên đề về việc huy động, quản
lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; việc thực
hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP
ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng
biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời
gian có dịch;
Căn cứ Nghị định số 103/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại
phòng xét nghiệm;
Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Căn cứ Nghị định số 89/2018/NĐ-CP
ngày 25 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về
kiểm dịch y tế biên giới;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP
ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ
về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc
hội Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục
vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về
y tế cơ sở, y tế dự phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm năm 2024”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng,
Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;
Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng; Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung
ương, Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
Phần
thứ nhất
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN
NHIỄM
1. Trên thế giới
Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp
mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong tháng
12/2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện
tăng 42% so với tháng 11/2023[1];
các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, hiện JN.1 đã gia tăng
nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia
châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây
lan của các bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và vi rút hợp bào hô hấp
(RSV)[2]. Ước
tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm
theo mùa, trong đó có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng; trong đó có 290.000 đến
650.000 ca tử vong. Bên cạnh cúm mùa và các nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính,
năm 2023 trên thế giới cũng ghi nhận các trường hợp mắc cúm động lực cao cúm
A(H5N1)[3], cúm
A(H5N6)[4] và
cúm gia cầm A(H9N2)[5].
Mặc dù vậy đây là năm có nhiều cột mốc và thách thức
đối với y tế công cộng toàn cầu. Ngày 05/5/2023, sau hơn 03 năm xảy ra đại dịch,
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp
về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế[6]; đến hết năm 2023, thế giới ghi nhận trên
700 triệu trường hợp mắc và trên 6,9 triệu trường hợp tử vong. Năm 2023, WHO
cũng đã tuyên bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ (Mpox) không còn là tình trạng khẩn
cấp về sức khỏe toàn cầu; đến hết năm 2023, thế giới ghi nhận trên hơn 92.000
trường hợp mắc, 171 trường hợp tử vong tại 116 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2023, cũng ghi nhận nỗ lực giải quyết các tác động
về sức khỏe được nâng lên mức độ chính trị cao nhất khi các chính phủ, nhà khoa
học và những người ủng hộ đã lần đầu tiên đưa vấn đề y tế vào vị trí nổi bật
trong chương trình nghị sự CQP28 và đưa ra tuyên bố toàn cầu về khí hậu và sức
khỏe[7]. Hội nghị
cấp cao về dự phòng, chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với đại dịch đã thống nhất
đưa ra một tuyên bố chính trị mạnh mẽ và Tổng thư ký liên hợp quốc đã kêu gọi
các quốc gia phát huy động lực này bằng cách đưa ra một hiệp định mạnh mẽ, toàn
diện, tập trung vào vấn đề bình đẳng y tế và đưa ra thông điệp: Từ bài học của
đại dịch COVID-19, hãy cùng nhau hành động cho một thế giới khỏe mạnh hơn, bình
đẳng hơn[8].
2. Tại Việt Nam
- COVID-19: Năm 2023, cả nước ghi nhận
hơn 99 nghìn trường hợp mắc, 20 trường hợp tử vong; số mắc giảm 14,5 lần so với
năm 2021 và giảm 82,4 lần so với 2022. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 năm 2023 là
0,02%, giảm sâu so với năm 2021 (1,86%) và năm 2022 (0,11%).
- Sốt xuất huyết: Năm 2023, cả nước
ghi nhận hơn 172.000 trường hợp mắc, 43 trường hợp tử vong[9]. So với năm 2022
(369.483/151), số mắc giảm 53,8%, số tử vong giảm 72,4% (giảm 108 trường hợp).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là: Hà Nội (36.795), TP. Hồ Chí Minh
(17.257), Gia Lai (6.532), Đồng Nai (5.508), Bình Dương (5.092), Đắk Lắk
(4.972), Bình Thuận (4.853), An Giang (4.840), Lâm Đồng (4.832), Đà Nẵng
(4.604).
- Tay chân miệng: Trong năm 2023, cả
nước ghi nhận gần 181.000 trường hợp mắc, 31 trường hợp tử vong[10]. So với năm 2022 (67.586/3),
số mắc tăng gấp 2,7 lần, số tử vong tăng 28 trường hợp. Các tỉnh, thành phố ghi
nhận số mắc cao là: TP. Hồ Chí Minh (50.161), Đồng Nai (10.968), An Giang
(9.945), Bình Dương (9.021), Tiền Giang (8.347), Đồng Tháp (7.142), Long An
(5.913), Cần Thơ (5.328), Khánh Hòa (4,822), Cà Mau (4.574).
- Đậu mùa khỉ: Tính đến hết năm 2023,
cả nước ghi nhận 137 trường hợp mắc (02 ca ghi nhận năm 2022), 06 trường hợp tử
vong; các trường hợp mắc và tử vong đều ghi nhận tại khu vực phía Nam[11], chủ yếu tại
TP. Hồ Chí Minh.
- Bạch hầu: Năm 2023, cả nước ghi nhận
57 trường hợp mắc, 07 trường hợp tử vong[12], xảy ra cục bộ tại một số địa phương khu vực
miền núi phía Bắc.
- Số phát ban nghi sởi: Trong năm
2023, cả nước ghi nhận 401 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong. So với năm
2022, số mắc tăng 9,6%.
- Sốt rét: Năm 2023, cả nước ghi nhận
448 trường hợp mắc, 02 trường hợp tử vong do sốt rét. So với năm 2022, số mắc sốt
rét giảm 1,5%.
- Bệnh dại: Năm 2023, cả nước ghi nhận
82 trường hợp tử vong, tăng 12 trường hợp so với năm 2022. Các tỉnh, thành phố
ghi nhận số tử vong cao là Gia Lai (14 trường hợp), Nghệ An (7), Bình Phước
(7), Điện Biên (6), Bến Tre (5).
- Cúm mùa: năm 2023 cả nước ghi nhận
289.066 ca mắc, 01 ca tử vong; số mắc giảm 0,6% so với năm 2022. Các chủng vi
rút cúm mùa lưu hành bao gồm cúm A(H3N2), A(H1N1), cúm B.
- Các bệnh truyền nhiễm khác tình hình ổn định, cơ
bản được kiểm soát. Năm 2023, trong nước không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh
truyền nhiễm nhóm A như tả, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), MER-CoV, Ebola...
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng,
Nhà nước; sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị, các cấp,
các ngành từ Trung ương đến địa phương; tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, cố gắng
của các cán bộ, nhân viên y tế và các lực lượng phòng, chống dịch liên quan; sự
ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng xã hội và bạn bè quốc tế; đặc biệt là sự ủng hộ,
tham gia tích cực của Nhân dân, công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm đã
đạt được những kết quả nhất định.
Năm 2023, tình hình các bệnh truyền nhiễm được kiểm
soát và cơ bản đạt mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh
truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn
chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội. COVID-19 đã chính thức chuyển
sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B góp phần quan trọng trong việc phục hồi và
phát triển kinh tế xã hội của đất nước; số mắc và tử vong do sốt xuất huyết giảm
mạnh so với năm 2022; tay chân miệng, sởi ghi nhận số mắc tăng so với năm 2022
nhưng được kiểm soát kịp thời, đã giảm từ tháng 10/2023; bạch hầu chỉ xảy ra cục
bộ tại một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc và trong nước không ghi nhận
các bệnh truyền nhiễm nhóm A như tả, Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9) cúm A
(H5N1), cúm A (H5N6)...
Bảng 1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cụ thể đối
với một số bệnh truyền nhiễm năm 2023
Tên bệnh
|
Chỉ tiêu năm
2023
|
Thực hiện năm
2023
|
Kết quả
|
COVID-19
|
Không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế
|
Dịch bệnh được kiểm soát; hiện ghi nhận khoảng 50
ca/tuần; đã hơn 07 tháng không ghi nhận tử vong
|
Dạt
|
Các bệnh: Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9)
|
Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan
trong nước.
|
Không ghi nhận các ca mắc trong nước
|
Đạt
|
Các bệnh: cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), đậu mùa khỉ
và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi
|
100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không
để bùng phát trong cộng đồng và các cơ sở y tế
|
Không ghi nhận các ca mắc cúm A (H5N1), cúm A
(H5N6); đậu mùa khỉ được phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý kịp thời
|
Đạt
|
Sốt xuất huyết
|
- Số mắc/100.000 dân: giảm 5% so với năm 2022
(<350/100.000)
- Tỷ lệ tử vong: <0,09%
|
- Tỷ lệ mắc: 171/100.000 dân
- Tỷ lệ tử vong: 0,025%
|
Đạt
|
Tay chân miệng
|
- Tỷ lệ mắc: <100/100.000 dân
- Tỷ lệ tử vong: <0,05%.
|
- Tỷ lệ mắc: 175/100.000 dân
- Tỷ lệ tử vong: 0,02%
|
Không đạt
|
Sốt rét
|
- Tỷ lệ mắc: <2,5/100.000 dân
- Tỷ lệ tử vong ≤0,02/100.000 dân
|
- Tỷ lệ mắc: <0,448/100.000 dân
- Tỷ lệ tử vong: 0,002/100.000
|
Đạt
|
Bệnh dại
|
≤ 80 trường hợp tử vong
|
82 trường hợp tử vong
|
Không đạt
|
Sởi, rubella
|
- Tỷ lệ mắc: <40/100.000 dân
- Tỷ lệ tử vong: < 0,1%
|
- Tỷ lệ mắc: 0,5/100.000 dân
- Tỷ lệ tử vong: 0%
|
Đạt
|
Tả, lỵ trực trùng
|
100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không
để lây lan trong cộng đồng
|
Không ghi nhận các trường hợp mắc trong nước
|
Đạt
|
III. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC
VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Khó khăn, thách thức
- Dịch bệnh diễn biến chưa ổn định, khó lường, luôn
tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi tiếp tục xuất
hiện; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.
- Công tác nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh
còn hạn chế; thiếu thông tin, dữ liệu để hỗ trợ thực hiện phân tích, đánh giá,
cảnh báo dịch.
- Các địa bàn trọng điểm về sốt xuất huyết với số mắc
lưu hành hàng năm cao đều là những địa phương đông dân cư, tình trạng đô thị
hóa, nhiều công trình xây dựng, khu công nghiệp, tình trạng di biến động dân cư
với nhiều khách du lịch, học sinh, sinh viên,.. nên khó khăn trong việc kiểm
soát ca bệnh và thực hiện các hoạt động phòng chống dịch.
- Một số nơi chưa thực sự chủ động để đảm bảo hậu cần,
phục vụ công tác phòng, chống dịch dẫn đến việc không sẵn sàng về thuốc, sinh
phẩm, vắc xin, hóa chất, vật tư, trang thiết bị cho các hoạt động giám sát, xét
nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng,
bạch hầu, đậu mùa khỉ...
- Chưa có định mức và hướng dẫn chi cho một số nội
dung công việc thuộc phạm vi lĩnh vực y tế dự phòng ảnh hưởng đến việc triển
khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Nguyên nhân
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,
thiên tai, lụt bão; đô thị hóa và di dân và các thói quen cá nhân, vệ sinh an
toàn thực phẩm không đảm bảo là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh xuất hiện và
lây lan.
- Hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu bệnh truyền
nhiễm và tiêm chủng chưa hoàn thiện, hoạt động thiếu ổn định.
- Một số nơi chưa thực sự vào cuộc quyết liệt của
các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo triển khai các hoạt
động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết; công tác tuyên truyền, vận động, hướng
dẫn người dân chủ động diệt bọ gậy, lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết chưa
đạt yêu cầu. Một bộ phận người dân vẫn còn chủ quan, lơ là, chưa chủ động thực
hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và môi trường xung quanh.
- Việc mua sắm, đấu thầu thuốc, nhập khẩu trang thiết
bị, vắc xin, sinh phẩm...còn khó khăn dẫn đến tình trạng thiếu vắc xin, sinh phẩm
trong một số thời điểm. Việc hướng dẫn, thể chế hóa một số chủ trương, chính
sách chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức
thực hiện. Một số quy định về tài chính chưa có hướng dẫn hoặc chưa cụ thể
- Một số địa phương chưa ban hành hoặc chưa kịp thời
ban hành định mức chi cho các nội dung công việc thuộc phạm vi lĩnh vực y tế dự
phòng sử dụng ngân sách địa phương.
- Đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho công tác
phòng, chống dịch còn hạn chế; y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa đáp ứng được nhu
cầu của xã hội và người dân.
Phần
thứ hai
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2024
I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
Dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt
Nam dự báo vẫn diễn biến khó lường trong thời gian tới và tiếp tục có nguy cơ
xuất hiện và lây lan các biến thể mới, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới
nổi. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, cùng với
bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, diễn biến
thời tiết thay đổi bất thường là các điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ lây
lan dịch bệnh (từ các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi...;
các bệnh dự phòng bằng vắc xin như bạch hầu, ho gà, uốn ván... đến các bệnh
nguy hiểm mới nổi xâm nhập từ nước ngoài như đậu mùa khỉ...).
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền
nhiễm đảm bảo kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh truyền nhiễm,
hạn chế nguy cơ bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc
các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai để bảo vệ sức khỏe Nhân
dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
2. Các mục tiêu cụ thể
2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hướng
dẫn chuyên môn
- Hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh đảm
bảo tiến độ theo Kế hoạch của Chính phủ, Quốc hội.
- Tham mưu ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; hoàn thiện, ban hành
các Thông tư: Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm y tế tuyến xã
thực hiện và Thông tư thay thế Thông tư số 38/2017/TT-BYT
ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối
tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư
38/2017/TT-BYT); xây dựng định mức kinh
tế kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng và phối hợp xây dựng Thông tư
quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập
theo đúng quy định của Luật giá.
- Xây dựng các đề án thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về Kế
hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15
ngày 24/6/2023 của Quốc hội, xây dựng kế hoạch triển khai Kết luận của Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 tại Thông báo số 494/TB-VPCP ngày 29/11/2023 về kết luận của Ban
Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Hội nghị tổng kết công tác
phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19
trực tuyến với các địa phương và xây dựng bộ tiêu chí chuyên môn kỹ thuật cho
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.
- Xây dựng, cập nhật, bổ sung các đề án, kế hoạch,
hướng dẫn chuyên môn trong giám sát, dự phòng, kiểm soát bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm: các đề án thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP
ngày 18/12/2023 của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội; bộ
tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công nghiệp theo quy định tại
Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của
Chính phủ; bộ tiêu chí chuyên môn kỹ thuật cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến
tỉnh;
Hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh truyền
nhiễm; hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép hội chứng cúm và COVID-19; hướng
dẫn giám sát: trọng điểm tay chân miệng; hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh
do ký sinh trùng thường gặp; hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện và hướng dẫn chẩn
đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
2.2. Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên
môn, kỹ thuật
- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn
ván sơ sinh.
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương
trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 90% quy mô cấp xã.
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc
xin uốn ván đạt >85%.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám
sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý
các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây
lan.
- Đảm bảo các bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được
phát hiện, xử lý kịp thời.
- Đảm bảo các cán bộ làm công tác phòng chống dịch
được đào tạo, đào tạo liên tục, tập huấn về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái
nổi.
- Đảm bảo các cán bộ làm công tác thống kê báo cáo
bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
- Đảm bảo cán bộ y tế làm việc tại các khoa khám bệnh,
khoa Nội, Truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn
đoán, điều trị.
2.3. Thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số
bệnh truyền nhiễm
2.3.1. Các bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9):
Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong nước.
2.3.2. Các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6) và
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện,
xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.
2.3.3. COVID-19, đậu mùa khỉ: Hạn chế tối đa
số ca bệnh nặng, tử vong.
2.3.4. Bệnh sốt xuất huyết
- Số mắc/100.000 dân: <150/100.000[13].
- Tỷ lệ tử vong: <0,09%.
- Tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định tuýp vi
rút: 3%.
- Duy trì giám sát véc tơ thường xuyên tối thiểu 2
điểm do tỉnh/thành phố quản lý và 1 điểm do tuyến quận/huyện/thị xã/thành phố
quản lý.
2.3.5. Bệnh sốt rét
- Tỷ lệ mắc: <0,5/100.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong: ≤ 0,002/100.000 dân.
2.3.6. Bệnh dại: Khống chế ≤ 85 trường hợp tử
vong[14].
2.3.7. Bệnh tay chân miệng
- Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong: < 0,05%.
2.3.8. Bệnh tả: 100% ổ dịch được phát hiện,
xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.
2.3.9. Bệnh sởi/rubella
- Tỷ lệ mắc: <5/100.000 dân.
2.3.10. Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bản
B và các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng: giảm
5% so với trung bình giai đoạn 2016-2020.
IlI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo điều hành
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
về y tế dự phòng, y tế cơ sở theo chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, trong đó khẩn trương triển khai Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung
ương nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về
tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp
tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong
tình hình mới; Nghị quyết 99/2023/QH15 của
Quốc hội và Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày
18/12/2023 của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội và
các Nghị quyết của Chính phủ đảm bảo vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Chỉ đạo tập trung công tác hoàn thiện thể chế,
xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, tình trạng
khẩn cấp về dịch bệnh và các quy định, hướng dẫn về cơ chế tài chính, công tác
mua sắm, đấu thầu thuốc, vắc xin, thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất phục
vụ công tác phòng, chống dịch. Nghiên cứu, đề xuất, thiết lập cơ chế, tổ chức
phòng, chống đại dịch tại các tuyến phù hợp theo quy định hiện hành, đảm bảo việc
huy động, quản lý, điều phối, sử dụng tối đa nguồn lực trong phòng, chống đại dịch.
- Chỉ đạo tổ chức triển khai sớm, hiệu quả kế hoạch
phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024; chỉ đạo thường xuyên, kịp thời
công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên cơ sở bám sát diễn biến tình
hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới với quan điểm phòng bệnh từ xa, từ sớm,
ngay từ cơ sở; chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
theo mùa và tại các sự kiện chính trị, văn hóa - xã hội; phòng, chống dịch
trong và sau thiên tai, bão lụt và các chương trình cộng đồng chung tay phòng,
chống dịch.
- Chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính
quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo chuẩn bị sẵn
sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch
bệnh; củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch các tuyến, đặc
biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải
đảo, khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và huy động sự tham gia của
chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong phòng, chống
dịch.
- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với các bộ,
ban, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm; đẩy mạnh phối hợp giữa Bộ Y tế và các Bộ: Giáo dục và Đào tạo,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động:
(1) vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước
sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học;
tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo
viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (2) phòng, chống dịch bệnh trên
các đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi; giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các
ổ dịch ở động vật và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người.
2. Chuyên môn kỹ thuật
2.1. Công tác dự phòng
2.1.1. Công tác dự phòng, giám sát, kiểm soát bệnh,
dịch bệnh truyền nhiễm
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh;
thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo tình hình dịch; chuẩn bị sẵn sàng các
phương án với một tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh;
- Rà soát, cập nhật, xây dựng, sửa đổi và bổ sung
các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Chủ động công tác giám sát, triển khai hiệu quả
giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh
ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế thực hiện mục tiêu
ngăn chặn nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài và khoanh vùng, dập dịch từ bên trong
để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế trường hợp bệnh nặng, tử vong.
Tiếp tục thực hiện giám sát trọng điểm, giải trình tự gen để phát hiện sớm các
tác nhân gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, nhất là các tác nhân lây
truyền qua đường hô hấp.
- Thực hiện sớm, kịp thời các hoạt động đáp ứng với
bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT
ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm (sau đây gọi là Thông tư 17/2019/TT-BYT)
và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo chất lượng chế độ báo cáo bệnh truyền
nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT.
- Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp
với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) tại Bộ Y tế và các Văn phòng đáp ứng
khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur
để hỗ trợ công tác giám sát, cảnh báo và đề xuất các biện pháp đáp ứng kịp thời,
phù hợp với các tình huống xảy ra của dịch bệnh.
2.1.2. Công tác kiểm dịch y tế
- Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống
bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới (sau đây gọi là Nghị định 89/2018/NĐ-CP). Tiếp tục đẩy mạnh công tác
giám sát, khai báo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu và thực
hiện nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo chất lượng báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế
theo Thông tư số 28/2019/TT-BYT ngày
28/10/2019 về hướng dẫn việc thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên
giới (sau đây gọi là Thông tư 28/2019/TT-BYT);
- Đẩy mạnh phối hợp liên ngành tại các cửa khẩu;
tham gia các đoàn công tác liên ngành đánh giá, nâng cấp các cửa khẩu và việc
triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành tại cửa khẩu.
- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về quy
trình kiểm dịch tại các cửa khẩu phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật; rà
soát, cập nhật các thông điệp truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tại cửa
khẩu và tổ chức cấp thẻ cho kiểm dịch viên y tế tại các địa phương.
2.1.3. Công tác tiêm chủng
- Xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bệnh
truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc theo quy định của
pháp luật; thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng theo
khuyến cáo của WHO.
- Xây dựng kế hoạch tiêm chủng mở rộng căn cứ trên
nhu cầu đề xuất từ các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước; triển khai tiêm chủng
cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối
tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại
các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các khu vực miền núi, biên giới,
hải đảo, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các
cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin
trong tiêm chủng mở rộng; tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.
Triển khai rà soát, đăng ký tiếp nhận vắc xin và tổ chức tiêm bổ sung vắc xin
phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người
cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai...
- Tăng cường chất lượng công tác quản lý thông tin
tiêm chủng; theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin,
phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo quy định của hệ thống quản
lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam (NRA).
2.1.4. Công tác xét nghiệm và an toàn sinh học
- Xây dựng, hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn về
xét nghiệm trong y tế dự phòng và an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm được
phân công.
- Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp mới, cấp lại
và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ATSH cấp III trên địa
bàn cả nước (không bao gồm các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc
phòng).
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện việc quản lý mẫu bệnh
phẩm có chứa hoặc có khả năng chưa các tác nhân gây bệnh cho người, các chủng
vi sinh vật gây bệnh cho người.
2.1.5. Các hoạt động khác
- Thực hiện các quy định của Điều lệ y tế quốc tế
(IHR) tại Việt Nam; quản lý, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động an
ninh y tế toàn cầu, tiếp cận Một sức khỏe về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh
truyền nhiễm.
- Đề xuất, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai
thực hiện các chương hình, dự án về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền
nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới; tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo dịch
tễ học thực địa và xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực
chuyên môn cho cán bộ y tế về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm,
kiểm dịch y tế biên giới.
2.2. Công tác điều trị
- Rà soát, cập nhật, xây dựng, sửa đổi và bổ sung
các hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân
luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị;
thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các
cơ sở khám, chữa bệnh.
- Tăng cường năng lực cho cơ sở khám, chữa bệnh các
tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám,
chữa bệnh. Tăng cường năng lực hồi sức tích cực cho các tuyến đáp ứng yêu cầu
điều trị; tổ chức đào tạo, tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu,
chăm sóc bệnh nhân, phòng chống lây nhiễm; tổ chức các đội cấp cứu lưu động để
hỗ trợ tuyến dưới.
3. Công tác hậu cần
- Thường xuyên rà soát để đảm bảo hậu cần, kinh
phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứng
yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm;
- Đảm bảo dự trữ quốc gia và dự trữ của Bộ Y tế, địa
phương cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
- Rà soát, kiện toàn lực lượng phòng, chống dịch đảm
bảo đủ nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4. Công tác truyền thông và ứng
dụng công nghệ thông tin
- Chủ động cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh
truyền nhiễm và các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh tuyên truyền
qua hệ thống truyền thông cơ sở và các kênh truyền thông phù hợp như thông điệp,
infographic, video, audio... trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng
xã hội, internet...
- Tăng cường truyền thông phòng bệnh nâng cao nhận
thức, thay đổi hành vi của người dân để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình
và cộng đồng; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) tại các địa điểm
tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh...
- Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông đặc
thù với từng dịch bệnh truyền nhiễm; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền
phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo mùa, các kỳ lễ hội, các sự kiện lớn của
quốc gia; các chiến dịch truyền thông tuyên truyền phong trào vệ sinh yêu nước
nâng cao sức khỏe nhân dân và các chiến dịch truyền thông hưởng ứng các ngày
phòng, chống dịch bệnh[15].
- Đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; nâng cao chất lượng
thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế
theo Thông tư 28/2019/TT-BYT, báo cáo giám
sát dựa vào sự kiện; quản lý thông tin tiêm chủng; tăng cường sử dụng kho dữ liệu
bệnh truyền nhiễm.
5. Nghiên cứu khoa học và hợp
tác quốc tế
- Tăng cường nghiên cứu, sản xuất, cung ứng thuốc,
vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học về dịch tễ học của bệnh, tác nhân gây bệnh, véc tơ truyền bệnh, vắc xin
phòng bệnh, dự báo dịch; nghiên cứu, đề xuất các mô hình phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm phù hợp.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường vai trò, vị
thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh tiếp cận an ninh y tế toàn
cầu trong phòng, chống dịch để thông tin, chia sẻ kinh nghiệm qua các cơ chế hợp
tác song phương, đa phương trên cơ sở phối hợp liên ngành, đa lĩnh vực, thể hiện
tinh thần trách nhiệm của Việt Nam, cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với dịch bệnh.
Phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các quốc gia liên quan thúc đẩy thành lập
Trung tâm ASEAN đáp ứng với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.
- Phối hợp chặt chẽ với các quốc gia trên thế giới,
các tổ chức quốc tế tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông
tin tình hình dịch bệnh truyền nhiễm. Triển khai hiệu quả các chương trình, dự
án hợp tác quốc tế và tiếp tục huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống
dịch bệnh truyền nhiễm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tuyến Trung ương
1.1. Cục Y tế dự phòng
- Thường trực về hoạt động phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm; tham mưu Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống
dịch trên phạm vi toàn quốc; tham mưu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án, đề án về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế
biên giới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai, hướng dẫn thực
hiện sau khi được phê duyệt;
- Tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản
quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế và hướng dẫn chuyên môn, các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế
biên giới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai, hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
các biện pháp chống dịch; tham mưu, trình cấp có thẩm quyền trọng việc thực hiện
công bố dịch, công bố hết dịch và áp dụng các biện pháp đáp ứng với tình trạng
khẩn cấp về dịch theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi, cập nhật, tổng hợp tình hình dịch bệnh
truyền nhiễm và các giải pháp phòng, chống dịch trong nước, quốc tế; thường
xuyên tham mưu Bộ Y tế xây dựng báo cáo Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và điều phối các hoạt động phòng, chống dịch dưới sự chỉ đạo của Bộ Y
tế.
- Tham mưu chỉ đạo tổ chức thực hiện việc giám sát,
phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm và các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị triển khai các hoạt động giám sát
thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm.
- Quản lý dữ liệu bệnh truyền nhiễm tổng hợp, báo
cáo định kỳ, đột xuất về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong cả nước và cung
cấp thông tin về bệnh truyền nhiễm; hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y
tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; báo cáo
giám sát dựa vào sự kiện, quản lý thông tin tiêm chủng; đẩy mạnh hoạt động kho
dữ liệu bệnh truyền nhiễm và đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong phòng, chống dịch.
- Tham mưu, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
công tác sử dụng, tiêm chủng vắc xin, giám sát an toàn tiêm chủng; tham mưu các
giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng.
- Tham mưu, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
công tác xét nghiệm và việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh
sinh học tại phòng xét nghiệm; theo dõi, tổng hợp, hướng dẫn xử lý khắc phục sự
cố an toàn, an ninh sinh học.
- Tham mưu, phối hợp chỉ đạo thực hiện việc cập nhật
thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các khuyến cáo phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm trên cơ sở diễn biến tình hình thực tế và tổ chức các chiến dịch
truyền thông, các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Tham mưu, phối hợp chỉ đạo thực hiện đảm bảo hậu
cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị,
nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và thực hiện dự
trữ phòng, chống dịch.
- Tham mưu quản lý chỉ đạo Hệ thống đáp ứng khẩn cấp
phòng chống dịch bệnh và sự kiện y tế công cộng quốc gia (PHEOC); đẩy mạnh hoạt
động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam và các
Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng.
- Đầu mối Quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế,
chia sẻ và cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm trong khu vực và trên thế giới;
quản lý, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động an ninh y tế toàn cầu, tiếp
cận Một sức khỏe về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
- Đề xuất, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai
thực hiện các chương trình, dự án về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền
nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới; tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo dịch
tễ học thực địa và xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực
chuyên môn về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế
biên giới.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra các địa phương, các đơn
vị y tế dự phòng trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và chỉ đạo,
tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch năm 2024.
1.2. Cục Quản lý Môi trường Y tế
- Rà soát, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động
phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc cho người lao động, tại các cơ sở
giáo dục đào tạo.
- Đẩy mạnh phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức
khỏe nhân dân; tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân
về thực hành vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần
vào công tác phòng chống dịch bệnh. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường
thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, quản lý chất thải y tế, hóa
chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng, y tế và kiểm
tra, thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật trong cơ
sở y tế.
1.3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Tham mưu Bộ Y tế chỉ đạo công tác thu dung, điều
trị bệnh truyền nhiễm; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hướng dẫn chẩn đoán, điều
trị và phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; chỉ đạo tổ chức tập huấn, cập nhật
các thông tin về chẩn đoán, phác đồ điều trị.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện hiệu
quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung,
cấp cứu, cách ly, điều trị, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong;
thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở
y tế và đảm bảo thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, khu vực thu dung để sẵn
sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
- Đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống
điều trị từ Trung ương đến địa phương trong công tác điều trị bệnh truyền nhiễm
và trong công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính
xác.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở
khám, chữa bệnh trong công tác điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm, công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây truyền chéo trong cơ sở y tế và thường trực chống
dịch.
1.4. Cục Phòng, chống HIV/AIDS
- Phối hợp xây dựng các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật
trong phòng, chống viêm gan vi rút, đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm có
cùng đường lây truyền giống HIV/AIDS cho các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm
HIV/AIDS.
- Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai
các hoạt động phòng, chống viêm gan vi rút, đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm
có cùng đường lây truyền giống HIV/AIDS cho các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm
HIV/AIDS; phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác báo cáo các trường hợp bệnh viêm
gan vi rút, đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm có cùng đường lây truyền giống
HIV/AIDS.
1.5. Cục Quản lý Dược
Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo nguồn
cung thuốc, vắc xin phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở
rộng.
1.6. Cục An toàn thực phẩm
- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường các
biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng, truyền thông về an toàn thực
phẩm; chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an
toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác giám
sát nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
- Hướng dẫn các địa phương điều tra, xử lý, khắc phục
hậu quả các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở địa
phương.
1.7. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
- Tiếp tục thúc đẩy việc triển khai nghiên cứu, sản
xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng,
chống dịch.
- Tham mưu chỉ đạo việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch; từng bước đảm bảo đủ số lượng,
nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến, đặc biệt tại các vùng
khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
1.8. Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Tham mưu Bộ Y tế đảm bảo nguồn ngân sách, cơ chế
dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Dự trù và cấp kinh phí kịp thời cho hoạt động
phòng, chống dịch ngay từ đầu năm, đặc biệt là kinh phí phục vụ cho việc sẵn
sàng ứng phó phòng, chống dịch; tổng hợp nhu cầu về thuốc, hóa chất, vật tư,
trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ trì xây dựng các quy định, hướng dẫn về cơ chế
tài chính, công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, vắc xin, thiết bị, vật tư y tế,
sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, kiểm
tra công tác đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
1.9. Vụ Tổ chức cán bộ
- Tham mưu chỉ đạo việc củng cố, nâng cao năng lực
của hệ thống phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện mô hình tổ chức để đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đề
xuất các giải pháp bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối
với nhân viên y tế dự phòng và y tế cơ sở; tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện
tổ chức bộ máy y tế dự phòng, y tế cơ sở theo quy mô dân số, không theo địa giới
hành chính.
- Nghiên cứu, đề xuất, thiết lập cơ chế, tổ chức
phòng, chống đại dịch tại các tuyến phù hợp theo quy định hiện hành, đảm bảo việc
huy động, quản lý, điều phối, sử dụng tối đa nguồn lực trong phòng, chống đại dịch.
1.10. Vụ Pháp chế
Phối hợp thực hiện xây dựng cơ chế, chính sách liên
quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh và các quy
định, hướng dẫn về cơ chế tài chính, công tác mua sắm, đấu thầu phục vụ công
tác phòng, chống dịch.
1.11. Văn phòng Bộ Y tế
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tấn báo
chí và các đơn vị liên quan đẩy mạnh truyền thông về công tác phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm.
- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên
quan rà soát, hoàn thiện các hướng dẫn triển khai truyền thông phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm.
- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên
quan xây dựng tài liệu truyền thông và phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo
chí chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên
quan tổ chức các đợt cao điểm truyền thông hưởng ứng các ngày phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm trên thế giới và khu vực; thường xuyên tổ chức cung cấp thông
tin phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm cho các cơ quan báo chí, thông qua họp
báo, gặp mặt, hội nghị giao ban báo chí, tọa đàm, giao lưu trực tuyến...
1.12. Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng
- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm,
thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động giám
sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; thực hiện giải trình tự gen, phát hiện
sớm các biến thể, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; chuẩn bị sẵn sàng các
phương án ứng phó và đáp ứng với mọi tình huống xảy ra của dịch bệnh.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng, hoàn thiện, ban hành
các hướng dẫn giám sát, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, các tài liệu chuyên
môn, kỹ thuật; tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát, phòng, chống các dịch bệnh
truyền nhiễm.
- Chỉ đạo tuyến, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, địa
phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh và xử lý ổ dịch triệt để, kịp
thời; chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây dịch.
Hướng dẫn, giám sát hỗ trợ các địa phương nâng cao chất lượng các hoạt động
giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng
với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Nâng cao năng lực, tổ chức tập huấn, diễn tập đáp
ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra hoặc các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp;
triển khai hoạt động của các đội đáp ứng nhanh và xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn
sàng đáp ứng khi xảy ra các tình huống của dịch bệnh. Đẩy mạnh các hoạt động của
các Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, kịp thời ứng
phó với các sự kiện y tế công cộng và các tình huống xảy ra của dịch.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo và chuẩn bị đủ vật tư,
thiết bị, hóa chất, phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch và sẵn
sàng hỗ trợ địa phương đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.
- Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư
54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch
y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; báo cáo
giám sát dựa vào sự kiện; quản lý thông tin tiêm chủng.
- Tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo dịch tễ
học thực địa và xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực
chuyên môn về giám sát, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế
biên giới.
- Hướng dẫn, tổ chức triển khai chương trình tiêm
chủng mở rộng, thực hiện rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin
trong tiêm chủng mở rộng bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong tiêm
chủng mở rộng.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế về
công tác tiêm chủng, truyền thông, giáo dục cộng đồng tăng cường công tác an
toàn tiêm chủng. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời vắc xin và vật tư tiêm chủng cho công
tác tiêm chủng mở rộng, thực hiện việc cấp phát, bảo quản, vận chuyển vắc xin
theo đúng quy định của Bộ Y tế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các
đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động tiêm chủng mở rộng.
- Tăng cường công tác xét nghiệm chẩn đoán sớm tác
nhân gây bệnh, giám sát sự biến chủng của tác nhân gây bệnh và công tác đảm bảo
an toàn sinh học; tổ chức đào tạo, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật nâng cao chất
lượng xét nghiệm.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng
liên quan giám sát, dự phòng và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.
- Tham gia các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống
dịch; tổ chức triển khai các đoàn công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương triển
khai công tác phòng, chống dịch và phối hợp chỉ đạo, tổ chức theo dõi, giám sát
việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch năm 2024.
1.13. Các Bệnh viện, đơn vị khám, chữa bệnh
trực thuộc Bộ Y tế
- Thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng
khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, hạn
chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát
nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế.
- Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư, trạng thiết bị
phục vụ cho điều trị dịch bệnh; có kế hoạch chủ động chuẩn bị số giường bệnh và
duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch bệnh xảy ra.
- Xây dựng, bổ sung, cập nhật kế hoạch đáp ứng về
thu dung, điều trị, phác đồ điều trị, bố trí khu cách ly, sẵn sàng tiếp nhận điều
trị khi có dịch bệnh xảy ra.
- Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, đào tạo
nâng cao kỹ năng lâm sàng về chẩn đoán, xử trí, cấp cứu, điều trị tích cực,
chăm sóc bệnh nhân cho các bệnh viện tuyến trước; củng cố và tăng cường năng lực
xét nghiệm chẩn đoán; sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến dưới
khi có yêu cầu. Duy trì, củng cố các đội cấp cứu lưu động, hỗ trợ chuyên môn kỹ
thuật cho tuyến trước trong việc sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh
nhân.
- Thực hiện báo cáo trường hợp mắc bệnh và kịp thời
thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng và phối hợp xử lý dịch bệnh theo quy định,
1.14. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe
Trung ương
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng sản phẩm
truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp đăng tải tin,
bài, phát sóng thông điệp, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ
chức đào tạo, tập huấn về truyền thông, truyền thông nguy cơ trong phòng, chống
dịch bệnh truyền nhiễm.
- Phối hợp hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai
công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
1.15. Trung tâm Thông tin Y tế quốc gia
- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng chỉ đạo, hướng dẫn,
tổ chức triển khai các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
giám sát, dự phòng và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm; đề xuất, thực hiện giải
pháp kỹ thuật, tiêu chuẩn về kết nối, bảo mật, an ninh, an toàn liên quan đến
các ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, dự phòng và kiểm soát dịch bệnh
truyền nhiễm.
- Phối hợp quản lý, hỗ trợ vận hành hệ thống và hỗ
trợ kỹ thuật cho các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai các ứng dụng
công nghệ thông tin trong giám sát, dự phòng và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Địa phương
2.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
- Chỉ đạo ngành y tế xây dựng Kế hoạch phòng, chống
dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt;
nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh;
đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình
huống khẩn cấp về dịch bệnh; củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống
dịch các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền
núi, biên giới, hải đảo, khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và huy động
sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội
trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Thực hiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B
và nhóm C; đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.
- Chỉ đạo các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tiếp tục triển khai hiệu
quả các hoạt động: (1) vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp
đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục,
các trường học; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học
sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (2) phòng, chống
dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi; giám sát, phát hiện sớm, xử
lý triệt để các ổ dịch ở động vật và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực
phẩm sang người; thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý đàn chó, mèo, tổ chức
tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
- Chỉ đạo công tác thanh kiểm tra, giám sát công
tác phòng, chống dịch bệnh và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị
định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/09/2020 của
Chính phủ và các quy định hiện hành khác.
2.2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành
kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024; đề xuất kinh phí, nguồn
lực triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu đề ra. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố thực hiện việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhóm C và đề
nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị
y tế dự phòng trên địa bàn triển khai hiệu quả hoạt động giám sát thường xuyên,
giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh
truyền nhiễm; chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong
các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ
dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng;
tổ chức tập huấn, diễn tập đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra hoặc các
sự kiện y tế công cộng khẩn cấp; triển khai hoạt động của các đội đáp ứng nhanh
và xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng khi xảy ra các tình huống của dịch
bệnh; xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng trong chương
trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực
hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường
hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo
trong các cơ sở y tế và đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết
bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục đẩy
mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tăng cường
việc thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT; báo cáo hoạt động kiểm dịch y
tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; báo cáo
giám sát dựa vào sự kiện và quản lý thông tin tiêm chủng.
- Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp và
các sở, ban, ngành liên quan, tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; thường xuyên tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy,
lăng quăng và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại
cơ sở để duy trì triển khai tổ phòng chống sốt xuất huyết cộng đồng để tuyên
truyền, giám sát, hướng dẫn việc loại bỏ bọ gậy, lăng quăng tại các hộ gia
đình.
- Chủ động truyền thông cung cấp thông tin về tình
hình dịch bệnh đồng thời tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động thực hiện
các biện pháp phòng; chống dịch bệnh truyền nhiễm phù hợp. Tăng cường truyền
thông phòng bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân để bảo vệ sức
khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang
- Khử khuẩn) tại các địa điểm tập trung đông người, trên các phương tiện giao
thông công cộng và tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...; tuyên truyền hướng dẫn
người dân chủ động tham gia tiêm chủng vắc xin phòng bệnh khuyến cáo của ngành
Y tế và vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất
huyết.
- Củng cố, kiện toàn và tổ chức tập huấn, đào tạo
nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của các lực lượng phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm.
- Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm của các đơn vị tại địa phương; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và việc thực hiện
các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm,
tiêm chủng.
V. KINH PHÍ
1. Trung ương
- Bộ Y tế bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho
các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các đơn vị thuộc, trực
thuộc Bộ Y tế.
- Huy động và sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp
khác cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phê duyệt kế hoạch, bố trí kinh phí và đảm bảo đầu tư đáp ứng kịp thời
nhu cầu nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các cấp./.