Bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?
Bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ như sau:
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
đ) Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
e) Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
g) Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Như vậy, Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có trên 80 phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ.
Bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19? (Hình từ Internet)
Người làm công tác y tế ở cơ sở được đào tạo những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT nêu rõ nội dung đào tạo đối với người làm công tác y tế ở cơ sở gồm:
- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
- Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Nhiệm vụ của bộ phận y tế là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người làm bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:
- Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;
- Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
- Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đối với GD mầm non, giáo dục PT, trường chuyên biệt, GDTX ra sao?
- Cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo từ ngày 16/12/024 theo Thông tư 14 như thế nào?
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải thông báo về việc thành lập Văn phòng đến Sở Tư pháp trong thời hạn bao lâu?
- Môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học gồm mấy học phần? Nội dung từng học phần cụ thể ra sao?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng là gì? Mức bảo lãnh tín dụng tối đa có thể cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?