Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo xã hội tư bản thành xã hội chủ nghĩa bằng cách mạng.

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu vì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

- Trên lĩnh vực kinh tế

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập.

- Trên lĩnh vực chính trị

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp.

- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa- tinh thần ngày càng tăng của nhân dân.

- Trên lĩnh vực xã hội

Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? (Hình từ internet)

Vì sao phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tính tất yếu khách quan, tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thế hiện thông qua

Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ: lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị.

Căn cứ theo Mục IV Chương 3 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

IV. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Là "thời kỳ quá độ đặc biệt của đặc biệt" (theo V.I.Lênin khi phân tích về tính chất của những nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội).
2. Những đặc điểm và nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Như vậy, theo quy định trên tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Là "thời kỳ quá độ đặc biệt của đặc biệt" (theo V.I.Lênin khi phân tích về tính chất của những nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội)

Theo Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Như vậy, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Theo Mục 2 Chương 2 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Phạm vi và đối tượng khảo sát của chủ nghĩa xã hội khoa học
2. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
Những quy luật và những vấn đề có tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những hình thức, phương pháp của Đảng của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3. Mối quan hệ giữa 3 bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin
...

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là:

- Những quy luật và những vấn đề có tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa;

- Những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những hình thức, phương pháp của Đảng của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
154 lượt xem
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
Pháp luật
6 Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa? Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Pháp luật
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì? Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào?
Pháp luật
Cơ cấu xã hội giai cấp là gì? Chủ nghĩa xã hội khoa học có phải môn học bắt buộc tại các trường đại học, cao đẳng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ nghĩa xã hội khoa học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào