6 Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa? Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

6 Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa gồm những đặc trưng nào? Chế độ hôn nhân - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa là gì? Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

6 Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa là gì?

Theo Mục II Chương 3 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại
2. Về chế độ sở hữu: Không còn chế độ chiếm hữu tư nhân đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội
3. Các hình thức, phương pháp tổ chức và kỉ luật lao động mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao
4. Thực hiện nguyên tắc "phân phối theo lao động" làm cơ sở cho mọi quan hệ phân phối của toàn xã hội
5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa "của dân, do dân, vì dân" và hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
6. Con người được giải phóng khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột; bình đẳng trước pháp luật và có những điều kiện phát triển toàn diện

Như vậy, 6 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa bao gồm:

(1) Cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại

(2) Về chế độ sở hữu: Không còn chế độ chiếm hữu tư nhân đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội

(3) Các hình thức, phương pháp tổ chức và kỉ luật lao động mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao

(4) Thực hiện nguyên tắc "phân phối theo lao động" làm cơ sở cho mọi quan hệ phân phối của toàn xã hội

(5) Nhà nước xã hội chủ nghĩa "của dân, do dân, vì dân" và hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

(6) Con người được giải phóng khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột; bình đẳng trước pháp luật và có những điều kiện phát triển toàn diện.

6 Đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa? Chế độ hôn nhân - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa là gì?

6 Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa? Chế độ hôn nhân - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa là gì? (hình từ internet)

Chế độ hôn nhân - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa là gì?

Theo Mục II Chương 11 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Điều kiện và tiền đề kinh tế - xã hội
- Các điều kiện và tiền đề kinh tế.
- Các giá trị văn hóa của gia đình truyền thống Việt Nam.
2. Chế độ hôn nhân - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa
- Kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống trong quan hệ tình yêu, hôn nhân của mỗi dân tộc.
- Hôn nhân một vợ một chồng, được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
- Quan hệ bình đẳng, tình thương - trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình là cơ sở của tồn tại và phát triển gia đình.
3. Những định hướng cơ bản và một số vấn đề đặt ra đối với xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
- Kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam.
- Hoàn thiện luật hôn nhân gia đình, cơ sở pháp lý của xây dựng gia đình đi đôi với giáo dục các giá trị gia đình truyền thống Việt Nam.
- Phát huy vai trò gia đình gắn liền với phát triển kinh tế, cải thiện nâng cao đời sống mọi mặt cho gia đình.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống các chính sách xã hội, nhất là các chính sách liên quan trực tiếp đến xây dựng gia đình mới ở Việt Nam.

Như vậy, chế độ hôn nhân - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa bao gồm:

- Kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống trong quan hệ tình yêu, hôn nhân của mỗi dân tộc.

- Hôn nhân một vợ một chồng, được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.

- Quan hệ bình đẳng, tình thương - trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình là cơ sở của tồn tại và phát triển gia đình.

Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Căn cứ theo Mục 4 Chương 2 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

...
IV. Chức năng, nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Chức năng và nhiệm vụ
- Chức năng trang bị tri thức khoa học, tri thức lý luận, phương pháp luận khoa học.
- Chức năng giáo dục lập trường tư tưởng chính trị về chủ nghĩa xã hội cho giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản và nhân dân lao động (ở những mức độ, yêu cầu và hình thức cụ thể, phù hợp).
- Chức năng định hướng chính trị - xã hội cho hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học
- Nâng cao nhận thức khoa học về chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng và củng cố niềm tin, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
- Vận dụng vào hoạt động thực tiễn: học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội.
- Cảnh giác và đấu tranh với những biểu hiện sai lệch và thù địch với chủ nghĩa xã hội và phản lại lợi ích của nhân dân và dân tộc.
...

Như vậy, ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm:

- Nâng cao nhận thức khoa học về chủ nghĩa xã hội.

- Xây dựng và củng cố niềm tin, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

- Vận dụng vào hoạt động thực tiễn: học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội.

- Cảnh giác và đấu tranh với những biểu hiện sai lệch và thù địch với chủ nghĩa xã hội và phản lại lợi ích của nhân dân và dân tộc.

Chủ nghĩa xã hội khoa học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
Pháp luật
6 Đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa? Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Pháp luật
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì? Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào?
Pháp luật
Cơ cấu xã hội giai cấp là gì? Chủ nghĩa xã hội khoa học có phải môn học bắt buộc tại các trường đại học, cao đẳng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
338 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ nghĩa xã hội khoa học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào