Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì? Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương cần phải làm gì?

Em ơi cho anh hỏi: Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì? Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương cần phải làm gì? Mong ban tư vấn hỗ trợ giải đáp sớm! Đây là câu hỏi của anh Hoàng Minh đến từ Đồng Nai.

Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì?

Căn cứ theo khoản 23 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:

Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.

Như vậy, thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.

ngân sách địa phương

Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì? (Hình từ Internet)

Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương cần phải làm gì?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách
...
8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.
9. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:
a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;
c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
10. Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

Như vậy, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương cần phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.

Ngân sách địa phương được chi cho những nhiệm vụ nào?

Căn cứ theo Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:

Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
g) Sự nghiệp thể dục thể thao;
h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
i) Các hoạt động kinh tế;
k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
l) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
m) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
7. Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật này.

Như vậy, ngân sách địa phương được chi cho những nhiệm vụ như trên.

Ngân sách địa phương
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu khi lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương được quy định thế nào? Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Nguồn thu của ngân sách địa phương quy định thế nào? Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương thực hiện theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Ngân sách địa phương cấp xã có nhiệm vụ chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ hay không?
Pháp luật
Các khoản thu nào mà ngân sách địa phương được hưởng 100%? Những khoản chi nào thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương?
Pháp luật
Ngân sách địa phương được chi vào những nội dung nào? Việc sử dụng dự phòng ngân sách các cấp ở địa phương được phân cấp như thế nào?
Pháp luật
Khoản thu nào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương có thể hưởng toàn bộ? Thuế thu nhập cá nhân thuộc trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước ở địa phương hình thành từ đâu? Có phải ngân sách địa phương phải nộp hết cho ngân sách trung ương không?
Pháp luật
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì? Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương cần phải làm gì?
Pháp luật
Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán có quyền xử lý tập thể, cá nhân không tuân thủ quy định về nghiệp vụ kiểm toán hay không?
Pháp luật
Dự toán ngân sách địa phương do cơ quan nào lập? Dự toán ngân sách địa phương được lập dựa trên các nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách địa phương
4,078 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách địa phương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào