Các bên liên quan là gì? Để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng những phương pháp nào?

Các bên liên quan là gì? Cách xác định các bên liên quan theo Chuẩn mực kế toán số 26? Trường hợp nào không được coi là các bên liên quan theo Chuẩn mực kế toán số 26? Câu hỏi của anh T (Đà Lạt).

Các bên liên quan là gì? Cách xác định các bên liên quan theo Chuẩn mực kế toán số 26?

Theo Mục 5 Chuẩn mực kế toán số 26 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC có đề cập các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động.

Dẫn chiếu đến Mục 3 Chuẩn mực kế toán số 26 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC có quy định các trường hợp sau được coi là các bên liên quan:

(i) Những doanh nghiệp kiểm soát, hoặc bị kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hoặc nhiều bên trung gian, hoặc dưới quyền bị kiểm soát chung với doanh nghiệp báo cáo (bao gồm công ty mẹ, công ty con, các công ty con cùng tập đoàn);

(ii) Các công ty liên kết (quy định tại Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”);

(iii) Các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết ở các doanh nghiệp báo cáo dẫn đến có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp này, kể cả các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này. Thành viên mật thiết trong gia đình của một cá nhân là những người có thể chi phối hoặc bị chi phối bởi người đó khi giao dịch với doanh nghiệp như quan hệ: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột;

(iv) Các nhân viên quản lý chủ chốt có quyền và trách nhiệm về việc lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp báo cáo, bao gồm những người lãnh đạo, các nhân viên quản lý của công ty và các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này;

(v) Các doanh nghiệp do các cá nhân được nêu ở đoạn (iii) hoặc (iv) nắm trực tiếp hoặc gián tiếp phần quan trọng quyền biểu quyết hoặc thông qua việc này người đó có thể có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp.

Trường hợp này bao gồm những doanh nghiệp được sở hữu bởi những người lãnh đạo hoặc các cổ đông chính của doanh nghiệp báo cáo và những doanh nghiệp có chung một thành viên quản lý chủ chốt với doanh nghiệp báo cáo.

Trong việc xem xét từng mối quan hệ của các bên liên quan cần chú ý tới bản chất của mối quan hệ chứ không chỉ hình thức pháp lý của các quan hệ đó.

Các bên liên quan là gì? Để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng những phương pháp nào?

Các bên liên quan là gì? Để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng những phương pháp nào? (hình từ internet)

Trường hợp nào không được coi là các bên liên quan theo Chuẩn mực kế toán số 26?

Tại Mục 6 Chuẩn mực kế toán số 26 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định như sau:

06. Trong chuẩn mực này, các trường hợp sau đây không được coi là các bên liên quan:
a) Hai công ty có chung Giám đốc, không kể trường hợp 3(d) và 3(e) nêu ở trên (nhưng cũng cần xem xét trường hợp ngoại lệ thông qua việc đánh giá khả năng người Giám đốc đó có thể ảnh hưởng tới các chính sách của cả hai công ty trong các giao dịch chung);
b) Các tổ chức, cá nhân có quan hệ thông thường với doanh nghiệp:
- Những tổ chức, cá nhân cung cấp tài chính;
- Các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội;
- Các đơn vị phục vụ công cộng;
- Các cơ quan quản lý nhà nước.
c) Khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, hay đại lý nói chung mà doanh nghiệp tiến hành một khối lượng lớn giao dịch mặc dù dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế.

Theo đó, trong chuẩn mực này, các trường hợp sau đây không được coi là các bên liên quan:

(i) Hai công ty có chung Giám đốc, không kể trường hợp 3(d) và 3(e) nêu ở trên (nhưng cũng cần xem xét trường hợp ngoại lệ thông qua việc đánh giá khả năng người Giám đốc đó có thể ảnh hưởng tới các chính sách của cả hai công ty trong các giao dịch chung);

(ii) Các tổ chức, cá nhân có quan hệ thông thường với doanh nghiệp:

- Những tổ chức, cá nhân cung cấp tài chính;

- Các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội;

- Các đơn vị phục vụ công cộng;

- Các cơ quan quản lý nhà nước.

(iii) Khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, hay đại lý nói chung mà doanh nghiệp tiến hành một khối lượng lớn giao dịch mặc dù dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế.

Để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng những phương pháp nào?

Theo Mục 12 Chuẩn mực kế toán số 26 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định như sau:

12. Để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
a) Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được;
b) Phương pháp giá bán lại;
c) Phương pháp giá vốn cộng lãi.
13. Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được, được xác định bằng cách so sánh giá của hàng hóa bán ra trên thị trường có thể so sánh được về mặt kinh tế mà người bán không có liên quan với người mua.
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ cung cấp trong giao dịch giữa các bên có liên quan và các điều kiện của việc mua bán tương tự như trong các giao dịch thông thường. Phương pháp này còn thường được sử dụng để xác định giá phí của các khoản tài trợ.

Như vậy, để xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

(i) Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được;

(ii) Phương pháp giá bán lại;

(ii) Phương pháp giá vốn cộng lãi.

Chuẩn mực kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xử phạt hành vi không tuân thủ chuẩn mực kế toán khi thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam
Pháp luật
Tải 05 chuẩn mực kế toán công Việt Nam công bố đợt 3? Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm gì?
Pháp luật
Lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản cố định vô hình đem lại cho doanh nghiệp gồm những lợi ích nào?
Pháp luật
Hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang là gì? Thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động?
Pháp luật
Doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn điều kiện nào?
Pháp luật
Giá trị hàng bán bị trả lại là gì? Doanh thu phát sinh từ giao dịch có bao gồm giá trị hàng bán bị trả lại không?
Pháp luật
Thuê tài sản trong lĩnh vực kế toán là gì? Phân loại thuê tài sản dựa trên căn cứ nào? Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang là gì?
Pháp luật
Chiết khấu thanh toán là gì? Doanh thu phát sinh từ giao dịch có phải trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán không?
Pháp luật
Cách tính Phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu? Mẫu Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết?
Pháp luật
Nghĩa vụ liên đới của doanh nghiệp là gì? Khoản dự phòng có được ghi nhận khi doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ pháp lý là gì? Khoản nợ khi doanh nghiệp phải chịu nghĩa vụ pháp lý chung được ghi nhận là nợ tiềm tàng trong phạm vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuẩn mực kế toán
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
7,944 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuẩn mực kế toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuẩn mực kế toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào