Thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định là bao lâu? Chứng minh được sự kiện bất khả kháng thì việc yêu cầu thi hành án quá hạn cần thực hiện những gì?
Thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định là bao lâu?
Thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
- Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
- Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
- Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Theo quy định nêu trên thì thời hiệu yêu cầu thi hành án trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Như vậy, khi có quyết định thi hành án dân sự, các bên đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc thi hành án. Hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Người yêu cầu thi hành án phải làm đơn yêu cầu (các nội dung theo Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014), sau đó gửi đơn cho cơ quan thi hành án dân sự.
Theo thông tin anh C cung cấp cho Ban tư vấn thì từ ngày quyết định của tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu (quyết định có hiệu lực) đến hiện tại đã quá 05 năm và anh C vẫn chưa được thi hành án (không gửi đơn yêu cầu thi hành án). Về mặt quy định thì lúc này đã quá thời hạn yêu cầu thi hành án. Chỉ trừ khi anh C chứng minh được vì lý do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà anh C không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn; khi đó thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Sự kiện bất khả kháng được quy định theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
- Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
Chứng minh được sự kiện bất khả kháng thì việc yêu cầu thi hành án quá hạn cần thực hiện những gì?
Chứng minh được sự kiện bất khả kháng thì việc yêu cầu thi hành án quá hạn cần thực hiện những gì?
Nếu như anh C chứng minh được thì việc yêu cầu thi hành án quá hạn thực hiện theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"4. Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Tài liệu chứng minh gồm:
a) Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hoặc do trở ngại khách quan xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc nơi cư trú khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản này;
b) Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận và tài liệu kèm theo, nếu có;
..."
Việc định giá tài sản phải đáp ứng những điều kiện gì?
Về việc định giá lại tài sản, theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP thì:
- Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản để thực hiện việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Người phải thi hành án không tự nguyện giao tài sản hoặc không tự nguyện thanh toán giá trị tài sản theo nội dung bản án, quyết định khi đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự;
+ Có ít nhất một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản và đã nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản;
+ Tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?