Thời hạn trả lời phiếu lấy ý kiến của thành viên Chính phủ trong dự thảo luật? Các đề án có phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không?
Các đề án có phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 138/2016/NĐ-CP quy định về các loại công việc phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
"1. Các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Các đề án, báo cáo, văn bản đề xuất khác.
3. Các công việc do Thủ tướng, Phó Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp hoặc do Văn phòng Chính phủ đề xuất"
Như vậy, các đầu công việc trên đều phải trình lên Chính Phủ và Thủ tướng Chính Phủ xem xét trong đó có đề án.
Thời hạn trả lời phiếu lấy ý kiến của thành viên Chính phủ trong dự thảo luật?
Căn cứ khoản 5 và khoản 6 Điều 15 Quy chế làm việc của chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 138/2016/NĐ-CP quy định về quy chế làm việc của Chính phủ quy định như sau:
"…
5. Đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng dự án, dự thảo, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo một trong các phương án sau:
a) Đề nghị bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị thêm nếu xét thấy nội dung dự án, dự thảo chưa đạt yêu cầu và ấn định thời gian trình lại;
b) Tổ chức cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc cuộc họp giao ban của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ để xem xét trước khi trình Chính phủ;
c) Gửi Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ;
d) Đưa ra thảo luận và biểu quyết thông qua tại phiên họp Chính phủ;
đ) Các phương án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.
6. Trường hợp gửi phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ:
a) Văn phòng Chính phủ phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo xác định những nội dung cần xin ý kiến thành viên Chính phủ; gửi phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ và kèm theo toàn bộ hồ sơ dự án, dự thảo văn bản;
b) Thành viên Chính phủ trả lời phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ trong thời hạn chậm nhất 07 ngày kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến;
c) Trường hợp đa số thành viên Chính phủ biểu quyết thông qua và không còn ý kiến khác nhau, Văn phòng Chính phủ phối hợp với bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh văn bản, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
d) Trường hợp chưa được đa số thành viên Chính phủ biểu quyết thông qua hoặc đa số thông qua nhưng còn có ý kiến khác, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ chủ trì tổ chức ngay cuộc họp với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và bộ, cơ quan liên quan để trao đổi thống nhất ý kiến. Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau cuộc họp, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu, giải trình, hoàn thiện và ký tắt vào dự thảo văn bản; Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
đ) Trường hợp lấy ý kiến thành viên Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp, Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ và nêu rõ những vấn đề đã thống nhất và chưa thống nhất, kiến nghị những vấn đề Chính phủ cần thảo luận tại phiên họp.
…”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, các thành viên Chính phủ phải trả lời phiếu lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của cơ quan chủ trì soạn thảo.
Thành viên Chính phủ
Đối với các hồ sơ trình đầy đủ, đúng thủ tục, thì có cần phải lấy thêm ý kiến bộ, cơ quan liên quan hay không?
Căn cứ Điều 16 Quy chế làm việc của chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 138/2016/NĐ-CP quy định về quy trình xử lý đề án, báo cáo, văn bản đề xuất khác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
"1. Đối với hồ sơ trình chưa đầy đủ, không đúng thủ tục hoặc không đúng thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ trả lại nơi gửi và nêu rõ lý do hoặc thông báo việc chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Đối với hồ sơ trình đầy đủ, đúng thủ tục, không cần lấy thêm ý kiến bộ, cơ quan liên quan thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc nêu rõ ý kiến thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Đối với hồ sơ trình cần lấy thêm ý kiến bộ, cơ quan liên quan theo quy định, chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ xử lý như sau:
a) Gửi văn bản lấy ý kiến bộ, cơ quan liên quan, trong đó ghi rõ thời hạn trả lời theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Quy chế này. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn lấy ý kiến, Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc và dự thảo văn bản (nếu có), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Trường hợp cần thiết, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan để làm rõ các nội dung trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cuộc họp, bộ, cơ quan chủ trì có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Chính phủ để hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý hồ sơ trình và có ý kiến vào Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Chính phủ trình, trừ trường hợp đặc biệt.
5. Quy trình giải quyết tiếp theo đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 15 Quy chế này.
..."
Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp các hồ sơ trình đã đầy đủ, đúng thủ tục, quy trình thì không cần phải lấy thêm ý kiến của các bộ cơ quan liên quan và chậm nhất 05 ngày làm việc thì Văn phòng Chính phủ phải lập Phiếu trình giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan quản lý xác thực điện tử có được phép khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản không?
- Doanh nghiệp có được đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ không?
- Ai được ủy quyền khiếu nại? Ủy quyền khiếu nại sẽ được thực hiện trong trường hợp như thế nào?
- Phóng viên hạng ba cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào để có thể được xét lên phóng viên hạng hai?
- Thành tích công tác đột xuất thuộc Bộ Nội vụ được thể hiện như thế nào? Nguyên tắc xét thưởng thành tích công tác đột xuất?