Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 138/2016/NĐ-CP Quy chế làm việc của Chính phủ

Số hiệu: 138/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 01/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị định 138/2016/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ, bao gồm: nguyên tắc làm việc; chế độ trách nhiệm; quan hệ công tác; cách thức, quy trình giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

1. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ

 
- Nghị định số 138/2016 quy định Chính phủ giải quyết công việc thông qua 02 cách thức sau:
 
+ Thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ;
 
+ Gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.
 
- Quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trường hợp số phiếu bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
 
- Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ đột xuất, cấp bách hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về nguyên tắc.
 
- Theo Nghị định số 138/NĐ-CP, Chính phủ thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
 
+ Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh.
 
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách.
 
+ Tình hình kinh tế - xã hội và giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
 
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ; phân chia địa giới hành chính.
 
+ Chương trình công tác, kiểm điểm công tác; những vẫn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và những vấn đề khác.
 

2. Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

 
Chương trình công tác theo Nghị định 138 bao gồm:
 
+ Chương trình công tác năm, quý và tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
 
+ Chương trình công tác tuần của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
 

3. Phiên họp của Chính phủ và các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

 
- Phiên họp Chính phủ, theo Nghị định 138/2016, gồm:
 
+ Phiên họp Chính phủ thường kỳ mỗi tháng.
 
+ Phiên họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ hoặc của Chủ tịch nước.
 
+ Phiên họp chuyên đềm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
 
- Hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước và Hội nghị chuyên đề.
 
- Các cuộc họp, làm việc gồm: Cuộc họp của Thủ tướng, Phó Thủ tướng với lãnh đạo bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương; họp giao ban của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng; cuộc làm việc với lãnh đạo địa phương; cuộc họp do thành viên Chính phủ được Thủ tướng ủy quyền.
 
Nghị định số 138 còn quy định trách nhiệm, quy trình giải quyết công việc của Chính phủ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; việc tiếp khách, đi công tác của Chính phủ.
 
 
Nghị định 138/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/10/2016.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế m việc của Chính phủ.

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành, thay thế Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy chế làm việc phù hợp với Quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.

Các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TH (3).XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định nguyên tắc làm việc; chế độ trách nhiệm; quan hệ công tác; cách thức, quy trình giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Các thành viên Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là: bộ, cơ quan, địa phương) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Chính phủ

1. Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ. Chính phủ quyết định theo nguyên tắc đa số đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Mọi hoạt động của Chính phủ, thành viên Chính phủ phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm. Nếu nhiệm vụ giao cho bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.

3. Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, Quy chế m việc của Chính phủ. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định; cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.

4. Thực hiện phân cấp, ủy quyền hợp lý cho chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.

5. Công khai, minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI, CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

2. Cách thức giải quyết công việc của Chính phủ:

a) Thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ;

b) Gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.

3. Quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Khi biểu quyết tại phiên họp Chính phủ cũng như khi sử dụng phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.

4. Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề đột xuất, cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về nguyên tắc. Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại phiên họp Chính phủ gần nhất về những vấn đề đã quyết định.

5. Chính phủ phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng của chính quyền địa phương.

Điều 4. Những vấn đề Chính phủ thảo luận và quyết nghị

1. Đề nghị của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước.

3. Tình hình kinh tế - xã hội hằng tháng, 06 tháng, cả năm và những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ; việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

5. Chương trình công tác của Chính phủ hằng năm; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.

6. Những vấn đề mà pháp luật quy định Chính phủ phải thảo luận và quyết nghị.

7. Những vấn đề cần thiết khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Thủ tướng Chính phủ

1. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; lãnh đạo công tác của Chính phủ; chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các thành viên Chính phủ; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc quan trọng, có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

2. Cách thức giải quyết công việc của Thủ tướng Chính phủ:

a) Quyết định, chỉ đạo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề xuất, xây dựng chính sách, dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;

b) Quyết định thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đối với những vấn đề cần thiết theo quy định, làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới;

c) Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giải quyết công việc hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ được quy định tại Chương III của Quy chế này. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc trực tiếp trên cơ sở hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ;

d) Thủ tướng Chính phủ triệu tập, chủ trì và quyết định các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ;

đ) Thủ tướng Chính phủ trực tiếp hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương có liên quan để xem xét trước khi quyết định;

e) Trong trường hợp xét thấy cần thiết do tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

g) Giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng quyết định;

h) Quyết định các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước khi trình Chính phủ;

i) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;

k) Ủy quyền cho một thành viên Chính phủ thay mặt Chính phủ trình đề án, dự án, dự thảo, báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Chủ tịch nước và các cơ quan khác theo quy định;

l) Ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

m) Thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành để chỉ đạo đối với một số vấn đề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương và phải xử lý trong thời gian dài;

n) Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt và trong trường hợp xét thấy cần thiết, Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ và giải quyết công việc do Thủ tướng Chính phủ phụ trách theo quy định;

o) Khi Phó Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc hoặc phân công một Phó Thủ tướng Chính phủ khác giải quyết công việc đã phân công cho Phó Thủ tướng Chính phủ vắng mặt;

p) Ngoài các cách thức trên, Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc thông qua: Đi công tác; kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật tại địa phương, cơ sở; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của cử tri; họp báo; tiếp công dân và các cách thức khác.

Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của các Phó Thủ tướng Chính phủ

1. Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc theo các nguyên tắc sau:

a) Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực công tác và phạm vi quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ phân công;

b) Trong phạm vi lĩnh vực công việc được giao, Phó Thủ tướng Chính phủ được sử dụng quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, nhân danh Thủ tướng Chính phủ khi giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về những quyết định của mình;

c) Phó Thủ tướng Chính phủ chủ động giải quyết công việc đã được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thủ tướng Chính phủ khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Thủ tướng Chính phủ đó để giải quyết hoặc phối hợp giải quyết thông qua Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ. Trường hợp giữa các Phó Thủ tướng Chính phủ còn có ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng Chính phủ đang chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Cách thức giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ:

a) Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ được quy định tại Chương III của Quy chế này. Trường hợp cần thiết, Phó Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc trực tiếp trên cơ sở hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ;

b) Chủ trì giải quyết những vấn đề cần phối hợp liên ngành và xem xét, giải quyết những kiến nghị của các bộ, cơ quan, địa phương thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi được phân công;

c) Chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương liên quan để xem xét trước khi quyết định;

d) Chỉ đạo, theo dõi và giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; ký thay Thủ tướng Chính phủ các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công;

đ) Các cách thức giải quyết công việc như quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

1. Thành viên Chính phủ thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp và pháp luật; có trách nhiệm tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm đối với các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

2. Thực hiện nghiêm túc các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không được phát ngôn và làm trái với các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp có ý kiến khác với các quyết định đó thì vẫn phải chấp hành nhưng được trình bày ý kiến với tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề đó và được bảo lưu ý kiến. Nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước tập thể Chính phủ.

3. Cách thức giải quyết công việc của thành viên Chính phủ:

a) Chủ động, kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cần thiết ban hành, sửa đổi thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ khác về các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các công việc khác có liên quan;

c) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

d) Tham dự đầy đủ các phiên họp Chính phủ, thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Chính phủ; trả lời đúng thời hạn, đầy đủ và nêu rõ ý kiến trong phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ;

đ) Chủ trì họp với các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết công việc được phân công theo thẩm quyền hoặc thảo luận, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

e) Các cách thức giải quyết công việc như quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này;

g) Mỗi thành viên Chính phủ có hộp thư điện tử công vụ và thực hiện kết nối mạng hành chính điện tử để nhận, gửi thông tin, tài liệu, giấy mời họp, trao đổi ý kiến và giải quyết công việc.

Điều 8. Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, bao gồm cả các công việc được ủy quyền; chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ, bao gồm cả công việc đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp phó.

2. Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp giải quyết công việc thuộc phạm vi quản của bộ, cơ quan ngang bộ; phân công Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo dõi, chỉ đạo, giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ;

b) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ủy nhiệm một Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của bộ, cơ quan;

c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ hoặc chuyển cho bộ, cơ quan khác; không giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan khác, trừ trường hợp theo chỉ đạo, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;

d) Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc tuy đúng thẩm quyền nhưng nội dung phức tạp, có tính liên ngành, đã phối hợp xử lý nhưng vẫn không thống nhất được thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

đ) Tham gia ý kiến tại các cuộc họp, làm việc hoặc trả lời ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

e) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công;

g) Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao theo phạm vi lãnh thổ.

h) Các cách thức giải quyết công việc như quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

Điều 9. Quan hệ công tác của Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị

1. Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quy định tại Quy chế phối hợp công tác và các quy định có liên quan; chủ động báo cáo, giải trình về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quan tâm; nghiên cứu, giải quyết và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, trả lời kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.

2. Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra và tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp; xem xét, giải quyết kiến nghị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Điều 10. Quan hệ công tác của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.

2. Kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do bộ, cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của bộ cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ cơ quan khác phải lấy ý kiến của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đó.

a) Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, nếu pháp luật quy định thời hạn lấy ý kiến và trả lời ý kiến đối với công việc đó thì bộ, cơ quan lấy ý kiến ghi rõ thời hạn trả lời theo quy định. Nếu pháp luật chưa quy định thời hạn lấy ý kiến thì tùy tính chất của nội dung lấy ý kiến, bộ, cơ quan lấy ý kiến ghi rõ thời hạn trả lời nhưng không ít hơn 07 ngày kể từ ngày gửi văn bản, trừ trường hợp xử lý gấp những vấn đề đột xuất, cấp bách;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời rõ ý kiến bằng văn bản trong thời hạn bộ, cơ quan lấy ý kiến đề nghị và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời. Nếu quá thời hạn mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời bằng văn bản thì được coi là đồng ý với nội dung xin ý kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ, cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ về trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan không trả lời hoặc chậm trả lời;

c) Trường hợp chưa có ý kiến trả lời của bộ, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trực tiếp về nội dung lấy ý kiến thì bộ, cơ quan lấy ý kiến đôn đốc bộ, cơ quan đó phải có ý kiến trả lời để hoàn chỉnh hồ sơ trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nếu bộ, cơ quan được lấy ý kiến vẫn không trả lời theo đề nghị thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm b khoản này.

d) Khi được mời họp để lấy ý kiến, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải có trách nhiệm dự họp hoặc cử người có đủ thẩm quyền dự họp thay. Ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của bộ, cơ quan.

Điều 11. Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giải quyết các đề nghị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền và phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày đối với trường hợp không phải lấy thêm ý kiến của bộ, cơ quan khác hoặc không quá 15 ngày trong trường hợp phải lấy thêm ý kiến bộ, cơ quan khác kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, trừ trường hợp xử lý gấp những vấn đề đột xuất, cấp bách thì phải trả lời sớm theo đề nghị. Nếu bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách hoặc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý; đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chính phủ quyết định.

3. Khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị làm việc trực tiếp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về các công việc cần thiết liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, cần chuẩn bị kỹ về nội dung và gửi tài liệu đến Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước ít nhất 03 ngày làm việc. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp hoặc phân công Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ làm việc với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo, chuẩn bị tài liệu, bố trí lịch làm việc, dự họp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khi được yêu cầu.

5. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức lấy ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thời hạn trả lời ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương III

TRÁCH NHIỆM, QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 12. Các loại công việc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

2. Các đề án, báo cáo, văn bản đề xuất khác.

3. Các công việc do Thủ tướng, Phó Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp hoặc do Văn phòng Chính phủ đề xuất.

Điều 13. Hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm tờ trình hoặc văn bản, báo cáo kèm theo đề án, dự án, dự thảo văn bản (nếu có) và các tài liệu cần thiết khác. Đối với các hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có tài liệu kèm theo thì phải tuân theo quy định pháp luật đó.

2. Hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải nêu rõ nội dung vấn đề trình, ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương liên quan và đề xuất, kiến nghị; nội dung, công việc trình phải đúng thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phải được ký, đóng dấu đúng thẩm quyền.

3. Hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi đồng thời cả văn bản giấy và văn bản điện tử. Riêng văn bản mật, chỉ gửi văn bản giấy.

4. Hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được gửi đồng thời đến Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ tiếp nhận, xử lý, lập danh mục theo dõi quá trình xử lý và được lưu trữ có hệ thống bằng cả hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử theo quy định.

5. Văn phòng Chính phủ chỉ xử lý hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi nhận được đủ hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử của bộ, cơ quan, địa phương. Trường hợp phải xử lý gấp nhưng chỉ nhận được một trong hai loại thì xử lý như sau:

a) Nếu chỉ nhận được hồ sơ điện tử, Văn phòng Chính phủ chủ động lập Phiếu trình giải quyết công việc và yêu cầu gửi đủ hồ sơ giấy theo quy định. Khi nhận được hồ sơ giấy, Văn phòng Chính phủ mới trình Thủ tướng Chính phủ;

b) Nếu chỉ nhận được hồ sơ giấy, Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời yêu cầu gửi bổ sung trong thời hạn 24 giờ kể từ khi Văn phòng Chính phủ phát hành văn bản để hoàn thiện hồ sơ giải quyết công việc trên môi trường mạng.

6. Hồ sơ, văn bản trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống hành chính nhà nước gửi theo quy định về công tác văn thư.

Điều 14. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương trong giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tiến độ trình, ký tắt vào các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do bộ, cơ quan mình trình.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan phối hợp, cơ quan thẩm định có trách nhiệm cử người đủ thẩm quyền, đủ năng lực tham gia trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo; thực hiện công việc được giao, bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn quy định.

3. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trình trong trường hợp hồ sơ trình không đầy đủ theo quy định; nghiên cứu, lập Phiếu trình giải quyết công việc để xử lý hồ sơ trình theo quy trình và thời hạn quy định tại Quy chế này. Văn phòng Chính phủ thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung (sau đây gọi là ý kiến thẩm tra); chịu trách nhiệm về nội dung thẩm tra.

4. Bộ, cơ quan, địa phương có trách nhiệm phối hợp trong quá trình xử lý hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Quy chế này và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Điều 15. Quy trình xử lý các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Quy trình xử lý các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật) thực hiện theo trình tự quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 và các quy định sau:

1. Đối với hồ sơ trình chưa đầy đủ, không đúng thủ tục hoặc Bộ Tư pháp kết luận chưa đủ điều kiện trình, chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ gửi văn bản thông báo đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung đầy đủ hồ sơ hoặc hoàn tất thủ tục, điều kiện trình theo quy định.

2. Đối với hồ sơ trình đầy đủ, đúng thủ tục và nội dung dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không còn ý kiến khác nhau, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc nêu rõ ý kiến thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Đối với hồ sơ trình đầy đủ, đúng thủ tục nhưng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự án, dự thảo:

a) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp với đại diện lãnh đạo bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan để thảo luận, làm rõ các vấn đề trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;

b) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp, bộ cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện và ký tắt vào dự án dự thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc, trong đó nêu rõ ý kiến thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến vào Phiếu trình giải quyết công việc trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Chính phủ trình, trừ trường hợp đặc biệt.

5. Đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng dự án, dự thảo, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo một trong các phương án sau:

a) Đề nghị bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị thêm nếu xét thấy nội dung dự án, dự thảo chưa đạt yêu cầu và ấn định thời gian trình lại;

b) Tổ chức cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc cuộc họp giao ban của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ để xem xét trước khi trình Chính phủ;

c) Gửi Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ;

d) Đưa ra thảo luận và biểu quyết thông qua tại phiên họp Chính phủ;

đ) Các phương án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.

6. Trường hợp gửi phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ:

a) Văn phòng Chính phủ phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo xác định những nội dung cần xin ý kiến thành viên Chính phủ; gửi phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ và kèm theo toàn bộ hồ sơ dự án, dự thảo văn bản;

b) Thành viên Chính phủ trả lời phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ trong thời hạn chậm nhất 07 ngày kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến;

c) Trường hợp đa số thành viên Chính phủ biểu quyết thông qua và không còn ý kiến khác nhau, Văn phòng Chính phủ phối hợp với bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh văn bản, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

d) Trường hợp chưa được đa số thành viên Chính phủ biểu quyết thông qua hoặc đa số thông qua nhưng còn có ý kiến khác, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ chủ trì tổ chức ngay cuộc họp với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và bộ, cơ quan liên quan để trao đổi thống nhất ý kiến. Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau cuộc họp, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu, giải trình, hoàn thiện và ký tắt vào dự thảo văn bản; Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

đ) Trường hợp lấy ý kiến thành viên Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp, Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ và nêu rõ những vấn đề đã thống nhất và chưa thống nhất, kiến nghị những vấn đề Chính phủ cần thảo luận tại phiên họp.

7. Đối với những dự án, dự thảo đưa ra thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Chính phủ, ngay sau khi kết thúc phiên họp, căn cứ quyết nghị của Chính phủ, bộ cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan giải trình, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

8. Đối với dự thảo quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo một trong các phương án sau:

a) Đồng ý với dự thảo quyết định và ký ban hành;

b) Tổ chức cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi quyết định;

c) Yêu cầu chỉnh sửa dự thảo quyết định. Bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo quyết định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành;

d) Các phương án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

9. Trong thời hạn chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký văn bản, Văn phòng Chính phủ thực hiện việc phát hành và công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo quy định.

Điều 16. Quy trình xử lý đề án, báo cáo, văn bản đề xuất khác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Đối với hồ sơ trình chưa đầy đủ, không đúng thủ tục hoặc không đúng thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ trả lại nơi gửi và nêu rõ lý do hoặc thông báo việc chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Đối với hồ sơ trình đầy đủ, đúng thủ tục, không cần lấy thêm ý kiến bộ, cơ quan liên quan thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc nêu rõ ý kiến thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Đối với hồ sơ trình cần lấy thêm ý kiến bộ, cơ quan liên quan theo quy định, chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ xử lý như sau:

a) Gửi văn bản lấy ý kiến bộ, cơ quan liên quan, trong đó ghi rõ thời hạn trả lời theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Quy chế này. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn lấy ý kiến, Văn phòng Chính phủ lập Phiếu trình giải quyết công việc và dự thảo văn bản (nếu có), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

b) Trường hợp cần thiết, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan để làm rõ các nội dung trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cuộc họp, bộ, cơ quan chủ trì có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Chính phủ để hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xử hồ sơ trình và có ý kiến vào Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Chính phủ trình, trừ trường hợp đặc biệt.

5. Quy trình giải quyết tiếp theo đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 15 Quy chế này.

6. Đối với vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến vào Phiếu trình giải quyết công việc và ký dự thảo văn bản nếu đồng ý. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến khác, bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo văn bản, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành.

Trường hợp không cần thiết phải ban hành văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ dự thảo văn bản thông báo ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ duyệt trước khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký ban hành để các bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện.

7. Trong thời hạn chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký văn bản hoặc cho ý kiến giải quyết công việc, Văn phòng Chính phủ phát hành và công khai văn bản theo quy định.

8. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ giao các bộ, cơ quan, địa phương trong văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Chương VI của Quy chế này.

9. Đối với các công việc cụ thể, cần xử lý gấp hoặc những công việc Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, Văn phòng Chính phủ thực hiện trong thời gian nhanh nhất, không nhất thiết phải tuân theo quy trình trên đây.

Điều 17. Quy trình xử lý đối với các công việc do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo hoặc do Văn phòng Chính phủ đề xuất

1. Trường hợp không có hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương nhưng Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo trực tiếp, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất xử lý.

2. Khi phát hiện những vấn đề đột xuất, phát sinh cần có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nhưng bộ, cơ quan, địa phương chưa có báo cáo, đề xuất, Văn phòng Chính phủ chủ động nắm tình hình, tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo.

3. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan, chính quyền địa phương nhưng xét thấy cần thiết phải có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc ban hành văn bản chỉ đạo để giải quyết kịp thời.

4. Đối với vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

a) Văn phòng Chính phủ trao đổi trực tiếp hoặc gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan, địa phương liên quan bằng văn bản để tổng hợp, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

b) Trường hợp nội dung quan trọng, phức tạp, liên quan đến cơ chế, chính sách, Văn phòng Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan chuyên ngành báo cáo hoặc xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ.

Chương IV

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Điều 18. Các loại chương trình công tác

1. Chương trình công tác là danh mục các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nghị quyết, báo cáo và các đề án khác (sau đây gọi là đề án) thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định; các hoạt động và các công việc dự kiến trình hoặc cần triển khai thực hiện trong năm, quý, tháng, tuần của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

2. Chương trình công tác bao gồm:

a) Chương trình công tác năm, quý và tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Chương trình công tác tuần của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

3. Nội dung chương trình công tác:

a) Chương trình công tác năm là danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm. Các đề án ghi trong chương trình công tác năm phải xác định rõ cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, bộ, cơ quan chủ trì chuẩn bị và thời hạn trình. Thời hạn trình các đề án trong chương trình công tác năm được dự kiến đến từng quý, từng tháng;

b) Chương trình công tác quý là danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và nội dung phiên họp Chính phủ các tháng trong quý. Chương trình công tác quý được phân chia thành các danh mục đề án trình Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực được phân công phụ trách. Thời hạn trình các đề án trong chương trình công tác quý được xác định theo từng tháng;

c) Chương trình công tác tháng là danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và nội dung phiên họp Chính phủ trong tháng. Chương trình công tác tháng được phân chia thành các danh mục đề án trình Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực được phân công phụ trách;

d) Chương trình công tác tuần là lịch hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ được xác định theo từng ngày trong tuần.

Điều 19. Trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong xây dựng, thực hiện và đánh giá kết quả chương trình công tác

1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về việc xây dựng, triển khai và kết quả thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đánh giá, đôn đốc các bộ, cơ quan thực hiện nghiêm túc chương trình công tác tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng.

2. Kết quả thực hiện chương trình công tác là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện chương trình công tác đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ và phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có trách nhiệm báo cáo trước Chính phủ về tình hình thực hiện chương trình công tác và giải trình rõ lý do không hoàn thành đối với các đề án của đơn vị mình phụ trách (nếu có) tại các phiên họp Chính phủ hằng tháng và cuối năm.

3. Văn phòng Chính phủ là cơ quan quản lý chương trình công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện chương trình công tác, bảo đảm khả thi, phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và báo cáo kết quả tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng và cuối năm.

Điều 20. Căn cứ xây dựng chương trình công tác

Danh mục các đề án đưa vào chương trình công tác phải được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:

1. Chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;

2. Yêu cầu quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

3. Đề xuất cụ thể bằng văn bản của các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

4. Riêng chương trình công tác tuần được xây dựng căn cứ vào chương trình công tác tháng và yêu cầu thực tiễn chỉ đạo, điều hành, các hoạt động đối nội, đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Điều 21. Trình tự xây dựng chương trình công tác

1. Chương trình công tác năm

a) Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, Văn phòng Chính phủ gửi công văn đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký các đề án vào chương trình công tác năm sau;

b) Trước ngày 15 tháng 11, các bộ, cơ quan, địa phương gửi Văn phòng Chính phủ văn bản chính thức đăng ký các đề án cần trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm sau, trong đó xác định cụ thể chương trình công tác các tháng trong quý I.

Yêu cầu đề án khi đăng ký phải thể hiện rõ:

- Căn cứ xây dựng đề án;

- Tóm tắt kế hoạch chuẩn bị từng đề án: Mỗi đề án đăng ký cần thể hiện rõ sự cần thiết, định hướng nội dung, phạm vi điều chỉnh, cơ quan phối hợp cơ quan thẩm định, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, dự kiến tiến độ thực hiện đề án, sản phẩm cuối cùng của đề án.

c) Trên cơ sở những yêu cầu, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và danh mục đề án đăng ký của các bộ, cơ quan, địa phương, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, thẩm tra, thống nhất xác định các đề án đưa vào chương trình công tác. Đồng thời, tổng hợp, dự thảo chương trình công tác năm sau của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước ngày 15 tháng 12 hằng năm trước khi trình Chính phủ xem xét, thông qua;

d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Chính phủ thông qua, Văn phòng Chính phủ tiếp thu, hoàn chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để ban hành.

2. Chương trình công tác quý:

Trên cơ sở chương trình công tác năm, kết quả thực hiện chương trình công tác từ đầu năm, yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề nghị điều chỉnh (nếu có) của các bộ, cơ quan, địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chấp thuận, Văn phòng Chính phủ dự thảo chương trình công tác quý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để phát hành chậm nhất vào ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý.

3. Chương trình công tác tháng:

Trên cơ sở chương trình công tác quý, kết quả thực hiện chương trình công tác tháng và cả quý, yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề nghị điều chỉnh (nếu có) của các bộ, cơ quan, địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chấp thuận, Văn phòng Chính phủ dự thảo chương trình công tác tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành, chậm nhất vào ngày làm việc đầu tiên của tháng.

4. Chương trình công tác tuần:

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ về xử lý đề án, công việc do các bộ, cơ quan, địa phương trình và yêu cầu công tác của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ xây dựng lịch công tác tuần của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; gửi các thành viên Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan vào thứ sáu của tuần trước.

5. Trình tự lập, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ và quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các nghị định của Chính phủ, quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ được tổng hợp vào chương trình công tác của Chính phủ.

Điều 22. Thực hiện chương trình công tác

1. Căn cứ chương trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương chủ trì đề án phải tổ chức lập kế hoạch chi tiết chuẩn bị đối với từng đề án và triển khai xây dựng đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm chất lượng, tiến độ.

2. Đối với các dự án luật, pháp lệnh, việc lập kế hoạch thực hiện theo các quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Trong trường hợp cần thiết, các bộ, cơ quan, địa phương báo cáo cụ thể bằng văn bản, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo về việc thay đổi tên gọi, yêu cầu, phạm vi giải quyết vấn đề hoặc định hướng nội dung của đề án.

4. Việc bổ sung, điều chỉnh chương trình công tác được thực hiện trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị bằng văn bản của bộ, cơ quan, địa phương. Riêng việc bổ sung, điều chỉnh chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Không điều chỉnh thời hạn trình đề án, trừ nguyên nhân khách quan phải báo cáo rõ do, trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực xem xét, quyết định.

Điều 23. Theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình công tác

1. Hằng tháng, hằng quý, sáu tháng và hằng năm, các bộ, cơ quan, địa phương chủ động rà soát, đánh giá việc thực hiện các đề án trong chương trình công tác của đơn vị mình, gửi báo cáo đến Văn phòng Chính phủ trước ngày 25 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng.

Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thông báo kết quả thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và danh mục các đề án còn nợ đọng đến các bộ, cơ quan và địa phương.

2. Văn phòng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị và trình các đề án của các bộ, cơ quan, địa phương; định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp, hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề nghị điều chỉnh, bổ sung các đề án trong trường hợp cần thiết.

3. Văn phòng Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác hàng tháng, hằng quý và hằng năm trên cơ sở số đề án phải trình; số đề án đã trình, đã ban hành; số đề án bị trả lại; số đề án xin rút, xin lùi thời gian trình của các bộ, cơ quan, địa phương; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chương V

PHIÊN HỌP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CUỘC HỌP, HỘI NGHỊ CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Điều 24. Các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ

1. Phiên họp Chính phủ gồm:

a) Phiên họp Chính phủ thường kỳ;

b) Phiên họp Chính phủ bất thường;

c) Phiên họp Chính phủ chuyên đề.

2. Các hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm:

a) Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước;

b) Hội nghị chuyên đề.

3. Cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương.

4. Cuộc họp giao ban của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

5. Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo địa phương tại trụ sở Chính phủ hoặc tại địa phương.

6. Cuộc họp do thành viên Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền chủ trì xử lý công việc của Chính phủ.

Điều 25. Các hình thức tổ chức cuộc họp, hội nghị

1. Trực tiếp.

2. Trực tuyến.

Điều 26. Phiên họp Chính phủ

1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần.

2. Chính phủ họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ để giải quyết các công việc đột xuất hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

3. Chính phủ họp chuyên đề theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của bộ, cơ quan ngang bộ.

4. Việc chuẩn bị, triệu tập, tổ chức công việc liên quan đến phiên họp bất thường và chuyên đề được thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

5. Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì và kết luận phiên họp hoặc một số nội dung của phiên họp.

Điều 27. Chuẩn bị phiên họp Chính phủ

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, thành phần khách mời, thời gian và chương trình phiên họp của Chính phủ, Phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng được tổ chức trước ngày mùng 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:

a) Dự kiến nội dung, chương trình, thời gian, thành phần tham dự họp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Gửi giấy mời và tài liệu họp bằng văn bản điện tử qua hộp thư điện tử công vụ của Chính phủ (trừ tài liệu mật được gửi bằng văn bản giấy) đến các thành viên Chính phủ và đại biểu chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi họp, trừ trường hợp đặc biệt. Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ và đại biểu theo dõi và tham khảo tài liệu họp trên hệ thống máy tính tại phòng họp;

c) Báo cáo thẩm tra về nội dung đề án, dự án, dự thảo trình ra phiên họp theo quy định tại Chương III Quy chế này;

d) Tiếp nhận đầy đủ tài liệu họp từ các bộ, cơ quan chủ trì đề án và gửi các đại biểu dự họp theo quy định; chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan chủ trì đề án thu hồi tài liệu mật sau khi kết thúc phiên họp.

3. Các bộ, cơ quan chủ trì đề án có nhiệm vụ:

a) Chuẩn bị và gửi toàn bộ hồ sơ, tài liệu họp bằng văn bản điện tử đến Văn phòng Chính phủ qua hộp thư điện tử công vụ của Chính phủ (trừ tài liệu mật) chậm nhất 06 ngày m việc trước khi họp; đồng thời gửi văn bản giấy đến Văn phòng Chính phủ theo yêu cầu;

b) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ quản lý tài liệu mật gửi các đại biểu dự họp và thu hồi sau khi kết thúc phiên họp.

Điều 28. Thành phần dự phiên họp Chính phủ

1. Các thành viên Chính phủ phải tham dự đầy đủ các phiên họp Chính phủ; trường hợp vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng mặt được cử cấp phó dự thay. Người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ý kiến của thành viên Chính phủ vắng mặt nhưng không được biểu quyết.

Phiên họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.

2. Chính phủ mời các đại biểu sau đây tham dự phiên họp:

a) Mời Chủ tịch nước dự tất cả các phiên họp;

b) Mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan Trung ương các đoàn thể nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự họp khi bàn các vấn đề có liên quan;

c) Mời Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước và các đại biểu khác dự họp khi cần thiết;

d) Mời Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự và theo dõi trực tuyến phiên họp Chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Việc mời thêm các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

e) Đại biểu dự họp không phải là thành viên Chính phủ được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.

Điều 29. Trình tự phiên họp Chính phủ

1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo nội dung và dự kiến chương trình phiên họp; các thành viên Chính phủ có mặt, vắng mặt, người dự họp thay và các đại biểu được mời tham dự.

2. Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp.

3. Chính phủ thảo luận nội dung theo chương trình:

a) Bộ, cơ quan chủ trì đề án trình bày tóm tắt nội dung và những vấn đề cần xin ý kiến của Chính phủ;

b) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến của thành viên Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Văn phòng Chính phủ; nêu rõ ý kiến thành viên Chính phủ, những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất, quan điểm, ý kiến của Văn phòng Chính phủ và kiến nghị những vấn đề Chính phủ cần thảo luận và thông qua;

c) Các thành viên Chính phủ phát biểu ý kiến, thể hiện rõ tán thành hay không tán thành những vấn đề Chính phủ cần thảo luận;

d) Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì việc thảo luận, kết luận và Chính phủ biểu quyết.

4. Đối với những vấn đề rõ ràng, không có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan, thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày báo cáo tổng hợp nội dung các vấn đề trình Chính phủ xem xét, biểu quyết thông qua.

5. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành viên Chính phủ hoặc Thủ trưởng các cơ quan khác báo cáo về một số vấn đề liên quan, ngoài các nội dung trong chương trình phiên họp.

6. Thủ tướng Chính phủ phát biểu kết luận kết thúc phiên họp.

7. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ xem xét, thông qua Nghị quyết phiên họp. Trong trường hợp dự thảo Nghị quyết phiên họp được gửi lấy ý kiến trực tiếp thành viên Chính phủ thì việc ghi ý kiến đồng ý (hoặc không đồng ý) với dự thảo được coi là một hình thức biểu quyết.

Điều 30. Biên bản phiên họp Chính phủ

1. Biên bản phiên họp phải thể hiện rõ thành phần, trình tự, diễn biến phiên họp, danh sách các thành viên Chính phủ và đại biểu phát biểu ý kiến (lược ghi ý kiến phát biểu của các đại biểu), ghi đầy đủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì về từng nội dung, các kết quả biểu quyết và kèm theo bản ghi âm phiên họp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức việc ghi biên bản, ghi âm và ký biên bản phiên họp Chính phủ.

2. Biên bản phiên họp và các tài liệu lưu hành trong phiên họp được lưu trữ theo quy định và được bảo quản và sử dụng theo chế độ mật. Việc sử dụng biên bản phiên họp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.

Điều 31. Nghị quyết phiên họp Chính phủ

1. Nghị quyết phiên họp phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các quyết nghị của Chính phủ tại phiên họp; nhiệm vụ của bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các quyết nghị của Chính phủ.

2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức dự thảo nghị quyết phiên họp; ban hành công văn gửi các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các công việc Thủ tướng Chính phủ kết luận nhưng chưa được ghi trong nghị quyết; tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao cho các bộ, cơ quan trong nghị quyết phiên họp và trong các công văn trên. Hằng tháng, Văn phòng Chính phủ thống kê, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ.

Điều 32. Các hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

a) Vào tháng 12 hằng năm, Chính phủ tổ chức hội nghị với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong cả nước để triển khai và bàn biện pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau và những nội dung, nhiệm vụ cần thiết khác;

b) Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, thành phần, thời gian, hình thức và địa điểm tổ chức hội nghị;

c) Các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung, báo cáo tại hội nghị theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

d) Tại hội nghị, bộ, cơ quan chủ trì đề án trình bày tóm tắt nội dung và những vấn đề cần thảo luận;

đ) Đại biểu tham dự họp đúng thành phần và có trách nhiệm phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan;

e) Sau hội nghị, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan tổ chức triển khai thực hiện các công việc liên quan theo nghị quyết của Chính phủ và các văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị.

2. Hội nghị chuyên đề được tổ chức triển khai hoặc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản, cơ chế, chính sách lớn hoặc các công việc quan trọng trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn quốc, một số địa phương hoặc một số ngành, lĩnh vực nhất định.

a) Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc đề xuất của bộ, cơ quan được giao chủ trì nội dung chính của hội nghị, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, thành phần, hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị;

b) Các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị các nội dung, báo cáo tại hội nghị theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;

c) Tại hội nghị, bộ, cơ quan chủ trì đề án chỉ trình bày tóm tắt nội dung và những vấn đề cần thảo luận;

d) Đại biểu tham dự họp đúng thành phần và có trách nhiệm phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan;

đ) Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ hoặc bộ chủ trì nội dung hội nghị hoàn chỉnh dự thảo các văn bản liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc ban hành.

Điều 33. Cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các bộ, cơ quan, đoàn thể Trung ương

1. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ họp với lãnh đạo bộ, cơ quan chủ trì đề án và đại diện các bộ, cơ quan liên quan để xem xét, chỉ đạo giải quyết công việc.

2. Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ:

a) Đôn đốc bộ, cơ quan chủ trì đề án chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp, gửi giấy mời và tài liệu họp (nếu có) đến các thành phần được mời chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp, trừ trường hợp đặc biệt;

b) Chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ họp, bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc họp (nếu cuộc họp được tổ chức tại trụ sở Chính phủ); phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ này nếu cuộc họp tổ chức ngoài trụ sở Chính phủ;

c) Ghi biên bản, ghi âm cuộc họp như quy định tại Điều 30 của Quy chế này;

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan dự thảo thông báo kết luận cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; trình người chủ trì họp duyệt trước khi phát hành; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thông báo kết luận đó.

3. Trách nhiệm của bộ, cơ quan chủ trì đề án:

a) Dự họp đúng thành phần, chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng Chính phủ và trình bày tại cuộc họp;

b) Chuẩn bị ý kiến giải trình về các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dung họp;

c) Sau cuộc họp, hoàn chỉnh đề án hoặc dự thảo văn bản trình theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ;

4. Trách nhiệm của bộ, cơ quan liên quan:

Dự họp đúng thành phần được mời và có trách nhiệm phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan. Trường hợp lãnh đạo bộ, cơ quan không thể dự họp thì phải báo cáo người chủ trì họp và cử người đủ thẩm quyền thay mặt lãnh đạo cơ quan dự họp, phát biểu ý kiến.

Điều 34. Cuộc họp giao ban của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (họp thường trực Chính phủ)

1. Nội dung cuộc họp giao ban của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ gồm những vấn đề, công việc do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần trao đổi tập thể lãnh đạo Chính phủ.

2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ đạo xây dựng báo cáo tổng hợp nội dung và ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, ý kiến tham mưu của Văn phòng Chính phủ và dự họp. Khi được yêu cầu, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dự họp để trực tiếp báo cáo về phần công việc được phân công theo dõi. Trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ mời thêm bộ, cơ quan chủ trì đề án hoặc đại biểu khác dự họp.

3. Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp theo dõi công việc trình bày báo cáo tổng hợp, tham mưu đề xuất xử lý các vấn đề; nếu được mời dự họp thì bộ, cơ quan chủ trì đề án hoặc đại biểu khác có thể báo cáo giải trình thêm theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ trao đổi ý kiến, Thủ tướng Chính phủ kết luận từng vấn đề.

4. Cuộc họp giao ban được tiến hành hàng tuần, trừ khi có quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ.

5. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Quy chế này.

Điều 35. Các cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo địa phương tại trụ sở Chính phủ hoặc tại địa phương

1. Khi cần thiết hoặc theo đề nghị của địa phương, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ làm việc với lãnh đạo tỉnh, thành phố hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để bàn giải quyết các vấn đề liên quan.

2. Địa phương chuẩn bị báo cáo về các nội dung liên quan và kiến nghị (nếu có) gửi Văn phòng Chính phủ chậm nhất 07 ngày trước ngày Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đến làm việc theo đề nghị của địa phương, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đến làm việc đột xuất.

3. Trên cơ sở báo cáo của địa phương, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất xử lý kiến nghị của địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.

4. Đại biểu tham dự họp đúng thành phần và có trách nhiệm phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan.

5. Sau cuộc làm việc, trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận, trừ trường hợp có ý kiến chỉ đạo khác của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.

6. Sau cuộc làm việc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện các công việc liên quan theo văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 36. Cuộc họp do thành viên Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền chủ trì xử lý công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể ủy quyền cho một thành viên Chính phủ chủ trì cuộc họp bàn xử lý công việc, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,

2. Trường hợp cuộc họp diễn ra tại trụ sở Chính phủ thì việc tổ chức cuộc họp thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 33 Quy chế này. Trường hợp cuộc họp diễn ra tại trụ sở của bộ thì bộ được ủy quyền chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện phục vụ họp.

Chương VI

THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ DO CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAO

Điều 37. Phạm vi và đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

1. Phạm vi, đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra gồm:

a) Việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật;

b) Việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành (sau đây gọi là nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao).

2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 38. Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

1. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là công việc được tiến hành thường xuyên và theo kế hoạch, đồng thời phải có sự phối hợp để tránh chồng chéo trùng lắp.

2. Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, chính xác và không gây cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức được kiểm tra.

3. Bảo đảm hiệu quả, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đem lại tác động tích cực trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan quản lý nhà nước.

4. Gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản, hồ sơ công việc và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến các bộ, cơ quan, địa phương.

Điều 39. Thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra toàn diện việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Các Phó Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và công việc nêu tại khoản 1 Điều này theo phạm vi, lĩnh vực công tác được Thủ tướng Chính phủ phân công; các thành viên Chính phủ khác kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương và hằng tháng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương tại phiên họp Chính phủ thường kỳ.

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các bộ, cơ quan, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan, địa phương mình.

Điều 40. Nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

1. Việc tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức, triển khai và tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao của các bộ, cơ quan, địa phương theo Quy chế làm việc của Chính phủ và các quy định có liên quan.

3. Xác định rõ trách nhiệm của bộ, cơ quan, địa phương và người có thẩm quyền trong việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 41. Hình thức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

1. Qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến các bộ, cơ quan, địa phương.

2. Qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.

3. Qua làm việc trực tiếp theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước.

4. Qua việc thành lập đoàn kiểm tra.

5. Qua các hình thức khác.

Điều 42. Kết quả kiểm tra

1. Khi kết thúc kiểm tra, cơ quan, người chủ trì phải báo cáo kết quả kiểm tra.

2. Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra gồm:

a) Đánh giá việc triển khai, tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quá trình thực hiện;

b) Kết luật xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền để khắc phục những hạn chế, yếu kém hoặc kiến nghị điều chỉnh nhiệm vụ, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan nếu cần.

Chương VII

TIẾP KHÁCH, ĐI CÔNG TÁC

Điều 43. Quy định về tiếp khách

1. Việc đón, tiếp khách nước ngoài thực hiện theo quy định của Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài

2. Đối với các cuộc tiếp khách trong nước và khách nước ngoài khác của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại Quy chế này.

3. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ hay một thành viên Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ tiếp khách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp khách từ các bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; tham mưu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về nội dung, hình thức, thành phần buổi tiếp khách; thông báo kịp thời ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan biết;

b) Phối hợp các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ buổi tiếp khách, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, bố trí phiên dịch (nếu cần thiết);

c) Tổ chức ghi biên bản, ghi âm nội dung buổi tiếp khách và nộp lưu trữ theo quy định;

d) Tổ chức phục vụ và bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần, an ninh, an toàn cho buổi tiếp khách;

đ) Mời các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin về buổi tiếp khách theo quy định và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;

e) Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ dự thảo văn bản thông báo kết quả buổi tiếp khách, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phát hành văn bản thông báo chậm nhất trong 03 ngày làm việc; phối hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai các nội dung công việc nêu trong văn bản thông báo kết quả tiếp khách.

Điều 44. Đi công tác địa phương, cơ sở

1. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của địa phương, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thăm và làm việc tại địa phương.

2. Đối với chuyến công tác theo đề nghị của địa phương, việc chuẩn bị nội dung buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 35 Quy chế này.

3. Đối với trường hợp Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đi kiểm tra đột xuất không thông báo trước cho địa phương, cơ sở nơi đến biết Văn phòng Chính phủ chuẩn bị chương trình chuyến công tác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.

4. Văn phòng Chính phủ phối hợp với địa phương và các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình làm việc, nội dung, thời gian và thành phần đoàn công tác, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và thông báo trước chương trình chuyến công tác cho địa phương và các bộ, cơ quan liên quan biết trước ít nhất 03 ngày làm việc,

5. Trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc chuyến công tác, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ duyệt nội dung dự thảo văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ để ban hành văn bản thông báo; tổ chức theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các công việc nêu trong thông báo kết luận.

6. Trong trường hợp xử lý những vấn đề đột xuất, cấp bách xảy ra tại địa phương, cơ sở, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng một trong các hình thức sau:

a) Chỉ thị cho các ngành, các cấp tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể;

b) Thành lập đoàn công tác liên ngành của Chính phủ, chỉ định và giao quyền quyết định tại chỗ một số vấn đề cho Trưởng đoàn công tác là thành viên Chính phủ;

c) Trực tiếp hoặc ủy quyền Phó Thủ tướng Chính phủ tới hiện trường giải quyết công việc.

7. Việc tổ chức đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc tại địa phương phải phù hợp với quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

8. Thành viên Chính phủ dành thời gian đi kiểm tra ở địa phương, cơ sở, khảo sát thực tế, gặp gỡ tiếp xúc và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để phục vụ công tác. Tùy nội dung từng chuyến công tác để có hình thức tổ chức thích hợp, bảo đảm thiết thực và tiết kiệm.

Điều 45. Đi công tác nước ngoài

1. Kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm:

a) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm của các thành viên Chính phủ khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

b) Văn phòng Chính phủ định kỳ phối hợp với Bộ Ngoại giao rà soát kiến nghị điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch để phù hợp với yêu cầu hoạt động đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình tự tổ chức chuyến công tác nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ

a) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan lập chương trình, thành phần đoàn công tác và chuẩn bị nội dung làm việc, các nội dung về lễ tân và tuyên truyền tại nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ. Chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện các nội dung, chương trình làm việc và công tác lễ tân của chuyến công tác;

b) Trên cơ sở đề nghị của Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chương trình, nội dung làm việc, thành phần đoàn công tác; theo dõi, đôn đốc Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị các nội dung, chương trình chuyến công tác;

c) Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác, Bộ Ngoại giao báo cáo nhanh kết quả các hoạt động chính thức của chuyến công tác theo quy định. Văn phòng Chính phủ xây dựng thông cáo báo chí về kết quả chuyến công tác, gửi các cơ quan báo chí. Kết thúc chuyến công tác, Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đầy đủ kết quả chuyến công tác và đề xuất các nội dung công việc cần triển khai sau chuyến công tác;

d) Trên cơ sở báo cáo của Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ duyệt dự thảo văn bản thông báo kết quả chuyến công tác; phát hành văn bản triển khai công việc sau chuyến công tác. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các công việc cần triển khai nêu trong văn bản.

3. Các thành viên của Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi đi công tác nước ngoài phải xin phép và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, kể cả các chuyến công tác thực hiện theo kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chương VIII

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 46. Chế độ báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ

1. Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước một năm hai lần; báo cáo công tác đột xuất báo báo chuyên đề theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

a) Theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ giao một bộ, cơ quan chủ trì xây dựng báo cáo;

b) Các bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị của bộ, cơ quan chủ trì;

c) Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm tra, phối hợp với bộ, cơ quan chủ trì xây dựng báo cáo hoàn chỉnh báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ban hành báo cáo;

d) Đối với báo cáo công tác đột xuất, báo báo chuyên đề theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có thể ủy quyền cho một thành viên Chính phủ thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung báo cáo.

2. Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác, báo cáo giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc ủy quyền cho một Phó Thủ tướng Chính phủ báo cáo trong trường hợp vắng mặt

a) Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, hoàn chỉnh báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ban hành;

b) Các bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ.

3. Thủ tướng Chính phủ thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

a) Thủ tướng Chính phủ giao một bộ, cơ quan chủ trì xây dựng báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ;

b) Các bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị của bộ, cơ quan chủ trì xây dựng báo cáo;

c) Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm tra, phối hợp với bộ, cơ quan chủ trì xây dựng hoàn chỉnh báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ban hành báo cáo.

4. Thành viên Chính phủ thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

Điều 47. Thông tin, báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các loại báo cáo sau đây:

a) Báo cáo định kỳ (tháng, quý, 06 tháng, năm) tổng hợp về tình hình công tác, quản lý, điều hành, kết quả thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao của bộ, cơ quan, địa phương mình; tham gia đánh giá và đề xuất, kiến nghị đối với hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Báo cáo tháng gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan chậm nhất vào ngày 25 hằng tháng.

- Báo cáo quý gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan chậm nhất vào ngày 20 tháng của cuối quý.

- Báo cáo 06 tháng gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 hằng năm.

- Báo cáo năm gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm.

b) Các báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;

c) Dự thảo các báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Ngoại giao điểm tin đối ngoại hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài và cung cấp thông tin đối ngoại gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải (Ủy ban An toàn giao thông quốc gia), Thông tấn xã Việt Nam hằng ngày (kể cả dịp nghỉ Lễ, Tết) báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình biên giới, biển đảo, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, thông tin đối ngoại đáng chú ý.

4. Ngoài nhiệm vụ như các Bộ trưởng khác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ còn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ bằng các báo cáo nhanh hằng ngày về các vấn đề cần quan tâm; tổng hợp và đề xuất xử lý thông tin báo chí trong ngày; báo cáo tổng hợp công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình thực hiện chương trình công tác và các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng, năm; chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương báo cáo, tham mưu đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm; các báo cáo khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan trong hệ thống hành chính thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo;

d) Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tại Văn phòng Chính phủ phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ; ứng dụng công nghệ thông tin trong các phiên họp Chính phủ, các cuộc họp, làm việc và xử lý công việc thường xuyên của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; gửi tài liệu, mời họp qua mạng máy tính;

đ) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp nhận các ý kiến góp ý phản hồi của người dân, tổ chức phục vụ tham mưu công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 48. Báo cáo tại phiên họp Chính phủ

1. Hằng tháng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và kiến nghị các giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ kế hoạch. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình thực hiện chương trình công tác và các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Hằng quý, Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ báo cáo về công tác cải cách hành chính. Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo tình hình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ; xây dựng và ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

3. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 06 và tháng 12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Các báo cáo chuyên đề, đột xuất khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 49. Thông tin về hoạt động của Chính phủ cho Nhân dân

1. Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng theo quy định tại Điều 29 và Điều 37 Luật tổ chức Chính phủ.

2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người phát ngôn của Chính phủ, có trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội nổi bật; thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ chức họp báo định kỳ để thông báo kết quả phiên họp Chính phủ; tổ chức họp báo khi cần thiết để thông tin về các chính sách, quyết định quan trọng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trả lời những vấn đề dư luận xã hội và báo chí quan tâm; thực hiện thông cáo báo chí. Khi được yêu cầu, các bộ, cơ quan liên quan tham dự họp báo, trực tiếp phát biểu và chịu trách nhiệm về các nội dung thuộc phạm vi chuyên ngành của mình.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ:

a) Thực hiện tốt quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tiếp cận các thông tin chính xác, kịp thời về các sự kiện xảy ra trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình;

b) Tổ chức đối thoại trực tiếp với Nhân dân bằng các hình thức thích hợp; họp báo định kỳ, họp báo khi ban hành các văn bản quan trọng, khi triển khai các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, khi có các sự kiện đáng chú ý khác;

c) Thường xuyên điểm báo và thực hiện việc trả lời báo chí theo quy định của pháp luật.

4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức giao ban báo chí, quản lý thông tin của báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí; thực hiện quy chế người phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp thông tin cho Nhân dân bằng các hình thức thích hợp về tình hình mọi mặt của đất nước.

Điều 50. Thông tin đối ngoại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo, thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các cơ quan báo chí nước ngoài tại Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài./.

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 138/2016/ND-CP

Hanoi, October 1, 2016

 

DECREE

PROMULGATING THE WORKING REGULATION OF THE GOVERNMENT

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Minister-Chairperson of the Government Office,

The Government promulgates the Decree on the Working Regulation of the Government.

Article 1. To promulgate together with this Decree the Working Regulation of the Government.

Article 2. This Decree takes effect on the date of its signing, replacing the Government’s Decree No. 08/2012/ND-CP of February 16, 2012, promulgating the Working Regulation of the Government.

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees of provinces and centrally run cities shall promulgate their Working Regulations in conformity with the Working Regulation of the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Government members, heads of government-attached agencies, chairpersons of People’s Councils and People’s Committees of provinces and centrally run cities and heads of related agencies shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

WORKING REGULATION

OF THE GOVERNMENT
(Promulgated together with the Government’s Decree No. 138/2016/ND-CP of October 1, 2016)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Regulation establishes the working principles; responsibility regime; working relationships; and methods and processes of handling affairs of the Government and Prime Minister.

2. Government members, ministries, ministerial-level agencies and government- attached agencies and provincial-level People’s Councils and People’s Committees (below referred to as ministries, agencies and localities) and agencies, organizations and individuals having working relations with the Government and Prime Minister are all regulated by this Regulation.

Article 2. Working principles of the Government

1. The Government shall work according to the regime of combining the power and responsibility of the Government collective with the power and responsibility of the Prime Minister and every member of the Government. The Government shall make decision according to the majority rule on matters falling within the competence of the Government. All activities of the Government and its members must submit to the Party leadership and comply with the Constitution and law.

2. To heighten the personal responsibility of the head, with one task only assigned to a person who shall take primary responsibility for it. For a task assigned to a ministry, ministerial-level agency or provincial-level People’s Committee, the minister, the head of the ministerial-level agency or chairperson of the provincial-level People’s Committee shall assume the responsibility for it.

3. To proactively handle affairs within assigned competence according to the order and procedures prescribed by law and the Working Regulation of the Government. To ensure coordination and information exchange in handling affairs and all activities according to legally established functions, tasks and powers; subordinates shall obey the leadership and direction of superiors.

4. To rationally assign and delegate power to local administrations in accordance with law, ensuring the unified management by the Government as well as promoting the proactiveness, responsibility and creativity of local administrations in performing state management tasks.

5. To publicize, transparentize and modernize activities of the Government, ministries, ministerial-level agencies and state administrative agencies at all levels; to implement a unified, uninterrupted, continuous, democratic, modem, and upright administration that serves the People and submits to their examination and supervision.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Affair-handling responsibility, scope and methods of the Government

1. The Government shall uniformly manage the state administrative system from central to local level; and fully perform its tasks and powers prescribed by the Constitution and law.

2. Affair-handling methods of the Government:

a/ To discuss and resolve at Government meetings;

b/ To send opinion collection cards to Government members.

3. The Government’s decisions shall be voted for by more than half of the total number of Government members. When voting on an issue at meetings as well as using opinion collection cards, if the numbers of votes for and votes against are equal, the issue shall be decided according to the Prime Minister’s vote.

4. The Government shall assign the Prime Minister to consider and decide on its behalf unexpected, urgent matters to be promptly settled within its competence or matters on which the Government has agreed in principle. The Prime Minister shall report on matters he/she has decided on at the nearest Government meeting.

5. The Government shall assign or delegate power to local administrations to decide or perform certain state management tasks within the sectors and fields in their localities in accordance with law and their conditions and capability.

Article 4. Issues to be discussed and resolved by the Government

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Long-term and annual socio-economic development strategies, master plans and plans; state budget estimates and annual central budget allocation plans; state budget final accounts.

3. Monthly, biannual and annual socio-economic situations and tasks and solutions to direct and manage the implementation of socio-economic development plans.

4. Organizational structure of the Government; establishment and abolition of ministries and ministerial-level agencies; establishment, consolidation and dissolution of government-attached agencies; establishment, dissolution, consolidation, division and adjustment of administrative boundaries of provinces, centrally run cities and special administrative-economic units.

5. Annual work programs of the Government; review of direction and management activities of the Government and Prime Minister and implementation of the Working Regulation of the Government.

6. Issues required by law to be discussed and resolved by the Government.

7. Other necessary issues as decided by the Prime Minister.

Article 5. Affair-handling responsibility, scope and methods of the Prime Minister

1. The Prime Minister shall fully perform the tasks and exercise the powers prescribed by the Constitution and law; lead the work of the Government; direct, moderate and coordinate activities among Government members; lead, direct and inspect activities of ministers, heads of ministerial-level agencies, local administrations, and heads of agencies and units within the state administrative system from central to local level; personally direct and administer important, strategic issues in all areas of work falling within the scope of the Government’s tasks and powers.

2. Affair-handling methods of the Prime Minister:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To decide on the pilot implementation of mechanisms and policies on necessary issues according to regulations, serving as the basis for adjustment of mechanisms and policies or adoption of new ones;

c/ To personally handle or assign Deputy Prime Ministers to handle on his/her behalf affairs on the basis of dossiers submitted by ministries, agencies, localities, organizations or individuals and summarized in the affair-handling submission papers of the Government Office prescribed in Chapter III of this Regulation. In case of necessity, the Prime Minister may personally handle an affair on the basis of the dossier submitted by a ministry, an agency, a locality, an organization or an individual without requiring an affair-handling submission paper from the Government Office;

d/ To convene, preside over, and decide on matters put up for discussion at, Government meetings;

dd/ To personally or assign Deputy Prime Ministers to chair on his/her behalf over meetings and working sessions with leaders of related ministries, agencies or localities for consideration before decision;

e/ When considering it necessary on grounds of the importance and urgency of affairs, to personally direct the handling of affairs within the competence of ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies or chairpersons of provincial- level People’s Committees;

g/ To authorize the Minister-Chairperson of the Government Office to chair meetings and working sessions with leaders of related ministries, agencies or organizations or individuals for handling matters on which there remain divergent opinions among these ministries and agencies before submission to the Government or Prime Minister for decision;

h/ To decide on matters on which there remain divergent opinions among ministers and heads of ministerial-level agencies before submission to the Government;

i/ To promulgate legal documents according to his/her competence; to sign on behalf of the Government documents of the Government; to issue documents to direct and administer the performance of tasks and exercise of powers according to regulations;

k/ To authorize a Government member to submit on behalf of the Government a scheme, a project, a draft document or a report of the Government before the National Assembly, President and other agencies according to regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m/ To establish interdisciplinary coordination organizations to direct a number of complicated, important issues which are related to different sectors, fields and/or localities and take a long period to handle;

n/ When being absent and considering it necessary, to authorize the standing Deputy Prime Minister or another Deputy Prime Minister to lead on his/her behalf the Government’s work and handle affairs under the Prime Minister’s charge according to regulations;

o/ When a Deputy Prime Minister is absent, to personally handle or assign another Deputy Prime Minister to handle affairs already assigned to the absent Deputy Prime Minister;

p/ In addition to the above methods, to handle affairs through making working trips; examining and pressing for the implementation of mechanisms, policies and laws in localities and grassroots establishment; giving explanations and answer inquiries of National Assembly deputies and voter petitions; holding press conferences; and receiving citizens, and other methods.

Article 6. Affair-handling responsibility, scope and methods of Deputy Prime Ministers

1. The Prime Minister shall assign Deputy Prime Ministers to assist him/her in handling affairs on the following principles:

a/ Each Deputy Prime Minister shall assist the Prime Minister in performing the latter’s tasks in the working areas and scope of power assigned by the latter;

b/ Within the scope of his/her assigned working areas, a Deputy Prime Minister may use the powers of the Prime Minister and act on his/her behalf when handling affairs and is answerable to the Prime Minister and before law for his/her decisions;

c/ A Deputy Prime Minister shall proactively handle his/her assigned affairs and promptly report to the Prime Minister any major, important and sensitive matters that arise; in performing his/her tasks, should there arise matters related to the areas under the charge of another Deputy Prime Minister, he/she shall directly coordinate with the latter in handling these matters or handle these matters through affair-handling submission papers of the Government Office. In case Deputy Prime Ministers hold divergent opinions on an affair, the Deputy Prime Minister in charge of handling such affair shall report them to the Prime Minister for consideration and decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To personally handle affairs on the basis of dossiers submitted by ministries, agencies, localities, organizations or individuals and summarized in the affair-handling submission papers of the Government Office prescribed in Chapter III of this Regulation. In case of necessity, a Deputy Prime Minister may personally handle an affair on the basis of the dossier submitted by a ministry, an agency, a locality, an organization or an individual without requiring an affair-handling submission paper from the Government Office;

b/ To assume the prime responsibility for handling matters which require interdisciplinary coordination and consider and handle proposals of ministries, agencies or localities which fall within the competence of the Prime Minister and within his/her assigned scope;

c/ To chair meetings and working sessions with leaders of related ministries, agencies and localities for consideration before decision;

d/ To direct, monitor and handle specific matters which fall within the competence of the Prime Minister; to sign on behalf of the Prime Minister documents which fall within the competence of the Prime Minister and within the scope of the working areas assigned by the Prime Minister;

dd/ Affair-handling methods prescribed at Point p, Clause 2, Article 5 of this Regulation.

Article 7. Affair-handling responsibility, scope and methods of Government members being ministers and heads of ministerial-level agencies

1. To fully perform the tasks and exercise the powers prescribed in the Constitution and law; to participate in handling common affairs of the Government collective; to join the Government collective in deciding on and taking joint responsibility for matters falling within the scope of the tasks and powers the Government.

2. To strictly implement decisions of the Government and Prime Minister, refraining from speaking and acting against these decisions. If having opinions different from such decisions, they shall still obey the decisions but may express their opinions on those matters to the Government collective and Prime Minister and reserve their opinions. If committing any violations, they shall, depending on their nature and severity, make self-criticisms and clearly determine their responsibility before the Government collective.

3. Affair-handling methods of Government members:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To proactively work with the Prime Minister or Deputy Prime Ministers or other Government members on affairs falling within the competence of the Government and Prime Minister and other relevant affairs;

c/ To direct, monitor, guide and inspect the enforcement of policies and laws and implementation of strategies, master plans, programs, plans and decisions of the Government and Prime Minister on the sectors or fields assigned or authorized by the Government or Prime Minister;

d/ To attend, discuss and vote at all Government meetings, and timely and fully fill their opinions in the opinion collection cards;

dd/ To chair meetings with related ministries, agencies, localities, organizations or individuals to handle assigned affairs according to their competence or to discuss and agree on matters on which there remain divergent opinions among ministries and agencies before submitting them to the Government or Prime Minister;

e/ Affair-handling methods prescribed at Point p, Clause 2, Article 5 of this Regulation; g/ Every Government member has his/her own official email account which shall be connected to the online administrative network to receive and send information, documents, and invitations to meetings, and to exchange opinions and handle affairs.

Article 8. Affair-handling responsibility, scope and methods of ministers and heads of ministerial-level agencies

1. To heighten their personal responsibility to fully perform their tasks and exercise their powers prescribed by the Constitution and law, as well as perform the tasks assigned by the Government and Prime Minister, including affairs authorized to them; to take personal responsibility for every activity of their ministries or agencies, even for tasks assigned or authorized to their deputies.

2. Affair-handling methods of ministers and heads of ministerial-level agencies:

a/ To personally handle affairs within the scope of management of their ministries or agencies, to assign their deputies to monitor, direct and handle certain affairs falling within the competence of their ministries or agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To decide according to their competence or submit to the Government or Prime Minister for consideration and decision according to the latter’s competence matters related to their functions and tasks and within the sectors or fields under their management; not to refer affairs within their tasks and competence to the Prime Minister or other ministries or agencies; not to handle affairs within the competence of other ministries or agencies, except those directed or authorized by the Prime Minister;

d/ To submit to the Government or Prime Minister for consideration and handling matters falling beyond their competence or matters falling within their competence but involving complicated, interdisciplinary contents which they could not handle despite of their coordination;

dd/ To contribute opinions at meetings or working sessions or give written opinions on matters related to their functions and tasks within the sectors or fields under their management at the proposal of other ministers and heads of other ministerial-level agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, or related agencies, organizations and individuals;

e/ To promulgate legal documents and administrative documents intra vires to perform their state management functions regarding their assigned sectors or fields;

g/ To decide to delegate power to local administrations to perform certain tasks related to their assigned territory-based sectors or fields;

h/ Affair-handling methods prescribed at Point p, Clause 2, Article 5 of this Regulation.

Article 9. Working relationships between the Government, ministers and heads of ministerial-level agencies and agencies and organizations within the political system

1. The Government, ministers and heads of ministerial-level agencies shall take the initiative in closely coordinating with agencies of the Party, National Assembly, Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy, Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and central bodies of socio-political organizations in performing their tasks and powers; fully perform the tasks defined in the work coordination and relevant regulations; proactively report on and explain matters of concern to the Ethnic Council and Committees of the National Assembly; study, settle and answer inquiries of National Assembly deputies, answer petitions of voters and recommendations of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations on matters under their respective management.

2. The Government shall guide, inspect and create conditions for the People’s Councils to perform their tasks and exercise their powers according to regulations; lead, direct, guide, inspect and examine activities of the People’s Committees at all levels; and consider and settle proposals of the People’s Councils and People’s Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To guide, inspect and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in performing the tasks in their assigned sectors or fields.

2. To propose other ministers and heads of other ministerial-level agencies to stop the implementation of, or cancel, regulations issued by the latter’s ministries or agencies which are contrary to the Constitution, laws or documents of superior state agencies or of the ministries or ministerial-level agencies regarding the sectors or fields under their management. In case their proposals are declined, to submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

3. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall, when handling affairs within their competence but related to the functions and tasks of other ministries or agencies, consult the ministers of such ministries or heads of such agencies.

a/ In case of written consultation on an affair, if there is a time limit prescribed by law for consultation and reply for such affair, the consulting ministry or agency shall clearly state the deadline for reply according to regulations. If there is not any time limit prescribed by law for consultation and reply, the consulting agency shall clearly state the deadline for reply which, however, must not be fewer than 7 days from the date of sending a written consultation, except unexpected, urgent matters;

b/ Ministers or heads of the agencies consulted shall clearly state their opinions in their written replies according to the deadline stated by the consulting ministry or agency and take responsibility for their replies. Past the deadline, if the minister or head of the agency consulted does not reply or is late in reply, he/she shall be considered having agreed to the consulted contents, except the case prescribed at Point c of this Clause, and take personal responsibility before the Government and Prime Minister. The consulting ministry or agency shall report to the Prime Minister at a regular Government meeting on the responsibility of ministers or heads of agencies who fail to give replies or are late in reply;

c/ If receiving no reply from a ministry or an agency that directly manages the consulted issue, the consulting ministry or agency shall ask such ministry or agency to give its reply so that it can complete the dossier for submission to the Government or Prime Minister. If the consulted ministry or agency still gives no reply, this shall be reported to the Prime Minister according to Point b of this Clause;

d/ When being invited to a meeting for consultation, the minister or head of a ministerial- level agency shall participate or appoint a fully competent person to participate in the meeting on his/her behalf. The participant’s opinions are official opinions of his/her ministry or agency.

Article 11. Working relationships between ministers or heads of ministerial-level agencies and local administrations

1. Ministers or heads of ministerial-level agencies shall settle according to their competence proposals of provincial-level People’s Councils or People’s Committees and give written replies within 7 days after the receipt of written proposals, if they do not have to further consult other ministries and agencies, or within 15 working days, if they have to consult other ministries and agencies, except unexpected, urgent matters on which they have to give replies earlier as requested. If consulted ministries or agencies do not give replies or are late in reply, chairpersons of provincial-level People’s Councils or People’s Committees shall report thereon to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When chairpersons of provincial-level People’s Councils or People’s Committees request to work directly with ministers or heads of ministerial-level agencies on necessary affairs related to the sectors or fields under the latter’s management, they should carefully prepare the contents and send relevant documents at least 3 working days in advance to ministers or heads of ministerial-level agencies, who shall personally or assign their deputies to work with chairpersons of provincial-level People’s Councils or People’s Committees.

4. Chairpersons of provincial-level People’s Councils and People’s Committees shall make reports, prepare documents, arrange work timetables and participate in meetings with ministers or heads of ministerial-level agencies, when so requested.

5. In case a minister or the head of a ministerial-level agency organizes collection of opinions from chairpersons of provincial-level People’s Committees, the time limits for reply must comply with the provisions of Clause 1 of this Article.

Chapter III

AFFAIR-HANDLING RESPONSIBILITY AND PROCESSES

Article 12. Types of affairs to be submitted to the Government or Prime Minister

1. Draft laws, ordinances and legal documents.

2. Projects, reports and other written proposals.

3. Affairs directed personally by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister or proposed by the Government Office.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A dossier to be submitted to the Government or Prime Minister must comprise a presentation report or a document or another report enclosed with a project or draft document (if any) and other necessary documents. Dossiers which are required by a law to be enclosed with relevant documents must comply with such law.

2. A dossier to be submitted to the Government or Prime Minister must clearly state the content of the submitted issue, opinions of related ministries, agencies and localities, and proposals; the submitted issue or affair must be within the settling competence of the Government or Prime Minister, and its dossier shall be duly signed and sealed.

3. For a dossier to be submitted to the Government or Prime Minister by an agency within the state administrative system, both hard and soft copies shall be sent. For a confidential document, only a hard copy shall be sent.

4. A dossier to be submitted to the Government or Prime Minister shall be concurrently sent to the Government Office, which shall receive, process and make a list to monitor the processing, and systematically store both paper and electronic dossiers according to regulations.

5. The Government Office shall only process dossiers submitted to the Government or Prime Minister when they receive both paper and electronic dossiers from ministries, agencies or localities. If receiving only either type of dossier for a case that needs to be urgently processed, the Government Office shall handle it as follows:

a/ If receiving only an electronic dossier, the Government Office shall itself prepare an affair-handling submission paper and request a complete paper dossier according to regulations. Only when receiving the paper dossier shall the Government Office submit it to the Prime Minister;

b/ If receiving only a paper dossier, the Government Office shall prepare an affair- handling submission paper to the Prime Minister while requesting the addition of the electronic dossier within 24 hours after the Government Office issues its written request for completion of the dossier for handling online.

6. Dossiers and documents submitted by agencies, organizations or individuals outside the state administrative system shall be sent according to regulations on official correspondence.

Article 14. Responsibilities of ministries, agencies and localities in handling affairs of the Government or Prime Minister

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministers or heads of coordinating agencies and appraising agencies shall appoint competent and qualified officials to participate m the process of drafting legal documents at the proposal of the drafting agencies, and to fulfill their assigned tasks with quality and on time.

3. The Government Office shall receive and check submitted dossiers and notify supplementations if they are incomplete according to regulations; study these dossiers and prepare affair-handling submission papers according to the process and time limit prescribed in this Regulation. It shall verify the order, procedures and handling competence and give general advice on the contents (below refereed to as verification opinions); and take responsibility for their verification.

4. Ministries, agencies and localities shall coordinate with one another in the processing of dossiers submitted to the Government or Prime Minister according to this Regulation and at the request of the Prime Minister or his/her deputies.

Article 15. Process of handling draft laws, ordinances and legal documents

The process of handling draft laws, ordinances or legal documents (below referred to as draft legal documents) must comply with the order prescribed in the Law on Promulgation of Legal Documents and Decree No. 34/2016/ND-CP of May 14, 2016, and the following provisions:

1. For a dossier that is incomplete, improperly prepared or lacks conditions for submission as concluded by the Ministry of Justice, within 3 working days after receiving the dossier, the Government Office shall send a written notice to the drafting agency for supplementing the dossier or completing the submission procedures and conditions according to regulations.

2. For a dossier that is complete and properly prepared and the content of the draft legal document concerned has received unanimous approval, within 5 working days after receiving the dossier, the Government Office shall prepare an affair-handling submission paper clearly stating its verification opinion and submit it to the Prime Minister or a Deputy Prime Ministers for consideration and decision.

3. For a dossier that is complete and properly prepared but there remain divergent opinions among ministries, ministerial-level agencies and/or government-attached agencies on major issues in the draft legal document concerned:

a/ Within 5 working days after receiving the dossier, a leader of the Government Office shall convene a meeting with representatives of the leaderships of the drafting ministry or agency, the Ministry of Justice and related ministries and agencies to discuss and clarify the issues before submission to the Prime Minister or a Deputy Prime Minister;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Prime Minister or a Deputy Prime Minister shall give his/her opinions in the affair-handling submission paper within 3 working days after receiving it from the Government Office, except special cases.

5. For a draft legal document within the competence of the Government, depending on the content and nature of the document, the Prime Minister or a Deputy Prime Minister shall consider and decide on one of the following options:

a/ Asking the drafting ministry or agency to make additional preparation if seeing that the content of die draft document is unsatisfactory, and fixing a deadline for re-submission;

b/ Organizing a meeting of the Prime Minister or a Deputy Prime Minister or a briefing of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers for consideration before submission to the Government;

c/ Sending opinion collection cards to Government members;

d/ Putting up for discussion and vote at a Government meeting;

dd/ Other options as decided by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister.

6. In case of sending opinion collection cards to Government members:

a/ The Government Office shall coordinate with the drafting agency in identifying contents on which Government members should be consulted; and send opinion collection cards enclosed with the whole dossier of the draft document;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ In case a majority of Government members vote for and there are no divergent opinions, the Government Office shall coordinate with the drafting ministry or agency in finalizing the document, then submit it to the Prime Minister for consideration and decision;

d/ In case only a minority of Government members vote for or a majority of Government members vote for but there remain divergent opinions, a leader of the Government Office shall hold a meeting with the drafting agency, Ministry of Justice and related ministries and agencies to exchange opinions and reach agreement. Within 5 working days after the end of the meeting, the drafting agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in assimilating and giving explanations on collected opinions, and finalizing and initialing the draft document; the Government Office shall make an affair-handling submission paper to the Prime Minister for consideration and decision;

dd/ In case of collecting opinions from Government members for summarization and reporting to the Government at its meeting, the Government Office shall summarize opinions of Government members and clearly state issues to which Government members have agreed and still disagreed, and recommend issues to be discussed at the Government meeting.

7. For draft documents discussed and voted at a Government meeting, right after the end of the meeting, pursuant on the Government’s resolution, the drafting ministry or agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and related ministries and agencies in, giving explanations to and assimilating opinions of Government members, revising and finalizing the draft documents, and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

8. For draft legal decisions of the Prime Minister, the Prime Minister shall consider and decide on one of the following options:

a/ Agreeing to the draft decision and signing it for promulgation;

b/ Organizing a meeting of the Prime Minister or a Deputy Prime Minister for consideration before decision;

c/ Requesting revision of the draft decision. The drafting ministry or agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and related ministries and agencies in, finalizing the draft document, and submit it to the Prime Minister for consideration and signing;

d/ Other options as decided by the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Process of handling projects, reports and other proposals submitted to the Government or Prime Minister

1. For a dossier that is incomplete or improperly prepared, or falls outside the handling competence of the Government or Prime Minister, within 3 working days after receiving the dossier, the Government Office shall return it to the sender, clearly stating the reason, or notify the sender of the reference of the dossier to a competent agency for processing.

2. For a dossier that is complete and properly prepared and it is unnecessary to consult related ministries and agencies, within 5 working days after receiving the dossier, the Government Office shall prepare an affair-handling submission paper clearly stating its verification opinion, and submit it to the Prime Minister or a Deputy Prime Minister for consideration and decision.

3. For a dossier on which related ministries and agencies should be consulted, within 3 working days after receiving the dossier, the Government Office shall process it as follows:

a/ It shall send opinion collection cards to related ministries and agencies, clearly stating the deadline for reply as prescribed at Point a, Clause 3, Article 10 of this Regulation. Within 3 working days after such deadline, the Government Office shall prepare an affair- handling submission paper and submit it together with the draft document (if any) to the Prime Minister for consideration and decision;

b/ In case of necessity, a leader of the Government Office shall convene a meeting with related agencies to clarify matters before submission to the Prime Minister. Within 5 working days after the end of the meeting, the drafting ministry or agency shall coordinate with the Government Office in finalizing the dossier, and submit it to the Prime Minister for consideration and decision.

4. The Prime Minister or a Deputy Prime Minister shall consider the submitted dossier and write his/her opinions in the Government Office’s affair-handling submission paper within 3 working days after receiving it from the Government Office, except special cases.

5. The subsequent settlement of issues within the competence of the Government must follow the processes stated in Clauses 5, 6 and 7, Article 15 of this Regulation.

6. For issues within the deciding competence of the Prime Minister, the Prime Minister or a Deputy Prime Minister shall write his/her opinions in the affair-handling submission paper and sign the draft document, if agreeing to the document. If the Prime Minister or a Deputy Prime Minister holds a different opinion, the drafting ministry or agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, assimilating such opinion and finalizing the document, and submit it to the Prime Minister or Deputy Prime Minister for consideration and signing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. No later than the working day following the date the Prime Minister signs a document or gives his/her opinion on the handling of an affair, the Government Office shall distribute and publicize it according to regulations.

8. The Government Office shall monitor, supervise, speed up and inspect the performance of tasks assigned to ministries, agencies and localities and stated in the directing documents of the Government or Prime Minister as prescribed in Chapter VI of this Regulation.

9. For specific affairs that need to be handled promptly or affairs personally directed by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister, the Government Office shall process them as soon as possible, without having to follow the above process.

Article 17. Process of handling affairs personally directed by the Prime Minister or Deputy Prime Ministers or proposed by the Government Office

1. For an affair on which there is no dossier submitted by a ministry, an agency or a locality but the Prime Minister or a Deputy Prime Minister personally gives his/her direction, the Government Office shall give advice and propose how to handle it.

2. When discovering a newly arising affair to be directed by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister on which there is neither a report or a proposal from a ministry, an agency or a locality, the Government Office shall take the initiative in studying the affair, give advice to and propose the Prime Minister or a Deputy Prime Minister to consider the affair and give direction.

3. For affairs within the handling competence of ministries, agencies or localities on which the Government Office finds it necessary to seek directing opinions from the Government or Prime Minister, the Government Office shall give advice and propose the Prime Minister to consider and decide to issue a written direction for timely handling.

4. For an affair within the handling competence of the Government or Prime Minister:

a/ The Government Office shall directly consult or send opinion collection cards to related ministries, agencies and localities for their opinions, summarize these opinions, make proposals and send them to the Prime Minister for consideration and decision;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

WORK PROGRAMS OF THE GOVERNMENT AND PRIME MINISTER

Article 18. Types of work programs

1. Work program is a list of projects, draft legal documents, strategies, master plans, plans, resolutions, reports and other projects (below referred to as projects) within the deciding competence of the Government or Prime Minister or to be presented to the Government or Prime Minister for opinion before being submitted to competent authorities for decision; activities and affairs expected to be presented to or implemented in a year, quarter, month and week of the Government, Prime Minister and Deputy Prime Ministers.

2. Work programs include:

a/ Annual, quarterly and monthly work programs of the Government and Prune Minister;

b/ Weekly work programs of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers.

3. Content of a work program:

a/ An annual work program is a list of projects to be submitted to the Government or Prime Minister in a year. Every project incorporated in an annual work program must clearly state the authority competent to consider and decide it, preparing ministry or agency, and submission deadline. The deadlines of submission of projects in an annual work program shall be set in quarter or month;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ A monthly work program is a list of projects to be submitted to the Government, Prime Minister and Deputy Prime Ministers and the agenda of the Government meeting in the month. A monthly work program shall be divided into lists of projects to be submitted to the Prime Minister and to Deputy Prime Ministers according to their assigned fields;

d/ A weekly work program is a timetable of daily activities of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers in a week.

Article 19. Responsibilities of Government members for preparing, implementing, and evaluating the implementation of, work programs

1. The Prime Minister shall direct and assume overall responsibility for the preparation and implementation of the work programs of the Government and Prime Minister; evaluate and supervise ministries and agencies in implementing the work programs at monthly Government meetings.

2. Implementation of work programs shall be used as a criterion for assessing the performance of tasks of Government members, ministries, agencies and localities. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall take personal responsibility before the Government and Prime Minister for the implementation of the work programs annually assigned by the Government and Prime Minister, ensuring quality, timeliness and conformity with the direction and administration of the Government and Prime Minister; shall report to the Government at monthly and year-end Government meetings on the implementation of the work programs and clearly explain why projects (if any) under their charge cannot be fulfilled.

3. The Government Office shall manage the work programs of the Government and Prime Minister and summarize and advise the Government and Prime Minister on the preparation, adjustment and implementation of the work programs, ensuring their feasibility and conformity with the direction and administration of the Government and Prime Minister; review and evaluate the implementation of the work programs of the Government and Prime Minister and report the results at monthly and year-end Government meetings.

Article 20. Grounds for preparing work programs

A list of projects to be included in a work program shall be drawn up on the following grounds:

1. Directions of the Party Central Committee, Political Bureau, Secretariat, National Assembly, National Assembly Standing Committee, Government and Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Written specific proposals of ministries, agencies and localities approved by the Prime Minister.

4. Particularly, weekly work programs shall be prepared based on the monthly work program and the practical requirements of direction and administration work, and domestic and external activities of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers.

Article 21. Order of preparing work programs

1. Annual work programs:

a/ Annually before September 30, the Government Office shall send official letters requesting ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial- level People’s Committees to register projects for the following year’s work program.

b/ Before November 15, ministries, agencies and localities shall send to the Government Office their official documents registering projects to be submitted to the Government and Prime Minister in the following year, specifying monthly work programs in the first quarter.

A registered project must clearly state:

- Grounds for its formulation;

- Summarized plan on the project preparation: The registered project should clearly express the necessity, content orientation, scope of regulation, coordinating agencies, appraising agencies and deciding authority, and tentative schedule for its implementation, and its end-products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Within 10 days after the adoption by the Government, the Government Office shall finalize the annual work program and send it to the Prime Minister for consideration and decision to promulgate it.

2. Quarterly work programs:

On the basis of the annual work program and results of implementation of the work program since the beginning of the year, direction and administration of the Government and Prime Minister, and adjustment proposals (if any) of the ministries, agencies and localities approved by the Prime Minister or Deputy Prime Ministers in charge of relevant fields, the Government Office shall draft a quarterly work program of the Government and Prime Minister and submit it to the Prime Minister for consideration and decision so that it can be circulated no later than the first working day of the first month of the quarter.

3. Monthly work programs:

Based on the quarterly work program, results of implementation of the monthly and quarterly work programs, direction and administration of the Government and Prime Minister, and adjustment proposals (if any) of the ministries, agencies and localities approved by the Prime Minister or Deputy Prime Ministers in charge of relevant fields, the Government Office shall draft a monthly work program of the Government and Prime Minister and submit it to the Prime Minister for issuance no later than the first working day of the month.

4. Weekly work programs:

Based on the directions of the Prime Minister and Deputy Prime Minister on handling projects and affairs submitted by the ministries, agencies and localities and work requirements of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers, the Government Office shall draw up a weekly work program of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers and send it to the Government members and related agencies and organizations on Friday of the preceding week.

5. The preparation of a tentative program on making laws, ordinances, Government decrees and legal decisions of the Prime Minister must comply with the process established by the law on promulgation of legal documents. These programs shall be incorporated into the Government’s work program.

Article 22. Implementation of work programs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For draft laws and ordinances, their planning must comply with the law on promulgation of legal documents.

3. In case of necessity, ministries, agencies and localities shall send detailed reports to the Government and Prime Minister for direction on the change of name, requirements and scope of settlement or orientations on the projects’ contents.

4. The supplementation and adjustment of a work program shall be effected on the basis of directions of the Government and Prime Minister or written proposals of ministries, agencies and localities. The supplementation and adjustment of a program on making of legal documents must comply with the law on promulgation of legal documents. The deadlines for submission of projects may not be adjusted, except for external reasons which shall be reported to the Prime Minister or Deputy Prime Ministers in charge of relevant fields for consideration and decision.

Article 23. Monitoring and evaluation of the implementation of work programs

1. Monthly, quarterly, biannually and annually, ministries, agencies and localities shall proactively review and evaluate the implementation of projects in their work programs and send reports thereon to the Government Office before the 25th of every month for summarization and reporting at monthly Government meetings.

The Government Office shall notify results of implementation of the work programs of the Government and Prime Minister and the list of delayed projects to the ministries, agencies and localities.

2. The Government Office shall assist the Prime Minister in regularly monitoring, inspecting and speeding up the preparation and submission of projects of related ministries, agencies and localities; monthly or irregularly assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, agencies and localities in reviewing and evaluating the implementation of the work programs of the Government and Prime Minister, providing timely advice and proposing solutions and orientations for handling difficulties and problems, and at the same time proposing adjustments to and addition of projects when necessary.

3. The Government shall evaluate the implementation of monthly, quarterly and annual work programs on the basis of the number of projects to be submitted; number of projects already submitted and promulgated; number of projects returned; number of projects requested to be withdrawn or delayed by ministries, agencies and localities, and report them to the Government and Prime Minister.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Meetings and conferences of the Government and Prime Minister

1. Government meetings include:

a/ Regular Government meetings;

b/ Irregular Government meetings;

c/ Specialized Government meetings.

2. Conferences of the Government and Prime Minister include:

a/ Conferences to implement socio-economic development plans and state budget;

b/ Specialized conferences.

3. Meetings of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers with leaders of ministries, agencies and central mass organizations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Working sessions of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers with local leaders at the Government’s headquarters or in localities.

6. Meetings presided over by Government members authorized by the Prime Minister to handle the Government’s affairs.

Article 25. Forms of organization of meetings and conferences

1. Direct meetings and conferences.

2. Online meetings and conferences.

Article 26. Government meetings

1. The Government shall hold its regular meetings once a month.

2. The Government may hold irregular meetings under decisions of the Prime Minister or at the request of at least one-third of the total number of Government members to handle extraordinary affairs or at the request of the President to discuss an issue considered necessary by the latter to perform his/her tasks and exercise his/her powers.

3. The Government may hold specialized meetings under decisions of the Prime Minister at the proposal of ministries or ministerial-level agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Prime Minister shall preside over Government meetings. When necessary, the Prime Minister may assign the permanent or another Deputy Prime Minister to preside over a Government meeting and make conclusions on the meeting or some contents thereof on his/her behalf.

Article 27. Preparations for Government meetings

1. The Prime Minister shall decide on the contents, participants, time and agendas of Government meetings. A regular Government meeting of a month shall be organized before the 5th of the following month, or decided by the Prime Minister in special cases.

2. The Government Office is tasked:

a/ To plan the contents, agenda, time and participants of a meeting and submit them to the Prime Minister for decision;

b/ To send invitations to and soft copies of documents (or hard copies of confidential documents) of a meeting via the Government’s official email addresses to the Government members and invited participants at least 5 working days before the meeting opens, except for special cases. At a meeting, the Government members and participants shall access and read the meeting’s documents on the computers in the meeting room;

c/ To present verification reports on the contents of projects and draft documents presented at the meeting according to the provisions in Chapter III of this Regulation;

d/ To fully receive documents for the meeting from the ministries and agencies in charge of the projects and send them to the participants according to regulations; to assume the prime responsibility for, and coordinate with these ministries and agencies in, recovering confidential documents at the end of the meeting.

3. A ministry or an agency in charge of a project is tasked:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To coordinate with the Government Office in managing confidential documents sent to the participants and recover them at the end of the meeting.

Article 28. Participants in Government meetings

1. The Government members shall attend all Government meetings; if they are absent from a meeting or for some time during a meeting, they shall report to and get the consent from the Prime Minister.

When absent from a meeting, Government members being ministers or heads of ministerial-level agencies may appoint their deputies to attend the meeting on their behalf. The latter may present before the Government the opinions of the absent Government members but may not vote.

A meeting will proceed if it is attended by at least two-thirds of the total number of the Government members.

2. The Government may invite the following participants to its meetings:

a/ the President, for all Government meetings;

b/ The President of the Vietnam Fatherland Front Central Committee, Chairman of the Ethnic Council of the National Assembly, heads of the central bodies of mass organizations, the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, for meetings to discuss relevant matters;

c/ Heads of government-attached agencies, leaders of the commissions of the Party Central Committee, committees of the National Assembly, the State Auditor General and other participants, when necessary;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ Other participants as decided by the Prime Minister;

e/ Participants who are not Government members may present opinions but may not vote.

Article 29. Proceedings at a Government meeting

1. The Minister-Chairperson of the Government Office reports on the contents and tentative agenda of the meeting; Government members who are present and absent, participants on behalf of the absent Government members, and invited participants.

2. The Prime Minister presides over the meeting.

3. The Government discusses the contents according to the meeting agenda:

a/ The ministry or agency in charge of a project presents briefly the project and matters in need of opinions of the Government;

b/ The Minister-Chairperson of the Government Office presents a report summarizing the opinions of Government members and verification opinions of the Government Office, clearly stating the opinions of the Government members, agreed issues, disagreed issues, viewpoints and opinions of the Government Office, and proposing issues to be discussed and adopted by the Government;

c/ The Government members present their opinions, clearly stating their approval or disapproval of the issues under discussion;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For clear issues on which there are no divergent opinions among ministries and agencies and which fall within the competence of the Government, the Minister-Chairperson of the Government Office presents a report summarizing the contents of these issues to the Government for consideration and vote.

5. When necessary, the Prime Minister may request the Government members or heads of other agencies to report on relevant matters outside the meeting agenda.

6. The Prime Minister presents the meeting’s conclusions.

7. The Minister-Chairperson of the Government Office submits to the Government for consideration and adoption a resolution of the meeting. If the draft resolution of a meeting is sent directly to the Government members for opinion, the written approval (or disapproval) of the draft is considered a form of voting.

Article 30. Minutes of a Government meeting

1. The minutes of a meeting must clearly state the composition and proceedings of the meeting, a list of Government members and participants who present opinions at the meeting (brief opinions), the conclusions of the Prime Minister or Deputy Prime Minister who presides over the meeting on each issue, and voting results, and be enclosed with a recording of the meeting.

The Minister-Chairperson of the Government Office shall organize the writing of minutes and audio recording of Government meetings, and sign the minutes.

2. The minutes of a meeting and documents circulated at the meeting shall be archived according to regulations and preserved and used according to the confidentiality regime. The use of these minutes shall be decided by the Minister-Chairperson of the Government Office.

Article 31. Resolution of a Government meeting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Minister-Chairperson of the Government Office shall organize the drafting of the resolution of a meeting; issue official letters to related agencies on the performance of tasks concluded by the Prime Minister but not yet mentioned in the resolution; and organize the monitoring, examination and supervision of the performance of tasks assigned to ministries, agencies in the resolution and official letters mentioned above. Monthly, the Government Office shall summarize and evaluate the implementation and report thereon to the Government at its regular meeting.

Article 32. Conferences of the Government and Prime Minister

1. A conference to implement the socio-economic development plan and state budget

a/ In every December, the Government shall organize a conference with chairpersons of provincial-level People’s Councils and People’s Committees nationwide to implement and discuss measures to implement the following year’s socio-economic development plan and state budget estimate and other necessary contents and tasks;

b/ The Government Office shall submit to the Prime Minister for decision the agenda, participants, time, form and venue of the conference;

c/ Related ministries and agencies shall prepare reports at the conference as assigned by the Prime Minister;

d/ At the conference, the ministries and agencies in charge of projects shall briefly present issues for discussion;

dd/ Participants shall fully participate in the conference as invited and present opinions on relevant matters;

e/ After the conference, chairpersons of provincial-level People’s Councils and People’s Committees and ministries and agencies shall organize implementation of related affairs according to the Government’s resolution and written notice of conclusions of the Prime Minister at the conference.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Based on the direction of the Prime Minister or a Deputy Prime Minister or at the proposal of the ministry or agency assigned to prepare the agenda of a specialized conference, the Government Office shall submit to the Prime Minister for decision the agenda, participants, form, time and venue of the conference;

b/ Related ministries and agencies shall prepare reports at the conference as assigned by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister;

c/ At the conference, the ministry or agency in charge of the project shall briefly present matters for discussion;

d/ Participants shall fully attend the conference as invited and present opinions on relevant matters;

dd/ According to the conclusions of the Prime Minister or a Deputy Prime Minister, the Government Office or the ministry in charge of the agenda of the conference shall finalize the drafts of relevant documents and submit them to the Prime Minister or a Deputy Prime Minister for consideration and decision on their promulgation.

Article 33. Meetings of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers with leaders of ministries, agencies and central mass organizations

1. The Prime Minister and Deputy Prime Ministers shall meet with leaders of ministries and agencies in charge of projects and representatives of related ministries and agencies to consider and direct the handling of affairs.

2. Responsibilities of the Government Office:

a/ To ask the ministry or agency in charge of a project to fully prepare documents for the meeting, and send invitations together with the meeting’s documents (if any) to invited participants at least 3 working days before the meeting opens, except for special cases;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To write the minutes of and audio-record the meeting under Article 30 of this Regulation;

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, drafting a notice of conclusions of the Prime Minister or Deputy Prime Minister at the meeting; to submit it to the person presiding over the meeting for approval before distribution; to monitor and press for the implementation of such notice.

3. Responsibilities of the ministry or agency in charge of a project:

a/ To attend the meeting as invited, to prepare sufficient documents as notified by the Government Office and present them at the meeting;

b/ To prepare explanations on necessary matters related to the meeting agenda;

c/ After the meeting, to finalize the project or submitted draft document according to conclusions of the Prime Minister or Deputy Prime Minister.

4. Responsibilities of related ministries and agencies:

To attend the meeting as invited and present opinions on relevant matters. If the leader of a ministry or an agency cannot attend a meeting, he/she shall report such to the person presiding over the meeting and appoint a fully competent person to attend and present opinions at the meeting on behalf of the leader.

Article 34. Briefings of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers (briefings of the Government standing members)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Minister-Chairperson of the Government Office shall direct the preparation of a summarization report on the contents and opinions of related ministries and agencies, and the advice of the Government Office, and shall attend the briefing. When requested, Vice-Chairperson of the Government Office shall attend a briefing to directly report on tasks assigned to them for monitoring. When necessary, under the direction of the Prime Minister or a Deputy Prime Minister, the Government Office shall additionally invite the ministry or agency in charge of a related project or other participants to the meeting.

3. At a briefing, the Minister-Chairperson or a Vice-Chairperson of the Government Office directly monitoring an affair shall present the summarization report and the advice and proposals on how to handle related matters; if invited to the briefing, the ministry or agency in charge of the related project may present additional explanations at the request of the Prime Minister or a Deputy Prime Minister. The Prime Minister and Deputy Prime Ministers shall exchange ideas and the Prime Minister shall give conclusions on every matter.

4. Briefings may be held weekly, unless otherwise decided by the Prime Minister.

5. The Government Office shall perform the tasks defined in Clause 2, Article 33 of this Regulation.

Article 35. Working sessions of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers with local leaders at the Government’s headquarters or in localities

1. When necessary or at the proposal of a locality, the Prime Minister or a Deputy Prime Minister shall work with leaders of a province or centrally run city or several provinces and centrally run cities to discuss how to handle relevant matters.

2. The locality shall prepare a report on relevant matters and proposals (if any) and send it to the Government Office at least 7 days before the Prime Minister or a Deputy Prime Minister works with the locality at the latter’s request, except for unexpected working visits of the Prime Minister or a Deputy Prime Minister.

3. On the basis of the report of the locality, the Government Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, giving advice and proposing how to handle the proposals of the locality and report them to the Prime Minister or Deputy Prime Minister.

4. Participants shall fully attend the meeting as invited and present opinions on relevant matters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. After the working session, the chairpersons of provincial-level People’s Council(s) and People’s Committee(s) and related ministries and agencies shall organize the performance of relevant tasks according to the written notice of conclusions of the Prime Minister.

Article 36. Meetings of Government members authorized by the Prime Minister to handle affairs of the Government and Prime Minister

1. When necessary, the Prime Minister may authorize a Government member to preside over a meeting to discuss an affair or a project submitted to the Government or Prime Minister.

2. For a meeting taking place at the Government’s headquarters, it shall be organized under Clauses 2,3 and 4, Article 33 of this Regulation. For a meeting taking place at the headquarters of a ministry, the authorized ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, preparing conditions for the meeting.

Chapter VI

MONITORING, SUPERVISION AND INSPECTION OF THE IMPLEMENTATION OF LEGAL DOCUMENTS AND PERFORMANCE OF TASKS ASSIGNED BY THE GOVERNMENT AND PRIME MINISTER

Article 37. Scope and subject matters of monitoring, supervision and inspection

1. Scope and subject matters of monitoring, supervision and inspection include:

a/ Implementation of legal documents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Government, Prime Minister, ministries, agencies, localities and related organizations and individuals shall monitor, supervise and inspect the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister.

Article 38. Monitoring, supervision and inspection principles

1. To carry out monitoring, supervision and inspection in a regular and planned and coordinated manner to avoid overlap and repetition.

2. To comply with the competence, order and procedures and be based on the grounds prescribed by law; to ensure publicity, transparency, unbiasedness and accuracy and not to obstruct normal operations of inspected agencies and organizations.

3. To ensure effectiveness and enhance administrative discipline and bring about positive improvements in direction and administration work of the Government and Prime Minister and state management agencies.

4. To be associated with the application of information technology to the management of documents and files of affairs and the direction and administration of the Government and Prime Minister; to ensure connectivity from the Government Office to ministries, agencies and localities.

Article 39. Monitoring, supervision and inspection competence

1. The Government and Prime Minister shall comprehensively inspect the implementation of legal documents of the National Assembly, National Assembly Standing Committee, President, Government and Prime Minister as well as the performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister.

2. Deputy Prime Ministers shall inspect the implementation of the legal documents and tasks mentioned in Clause 1 of this Article according to the scope and working areas assigned to them by the Prime Minister; other Government members shall inspect the performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister as instructed by the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Minister of Justice shall assist the Prime Minister and Deputy Prime Ministers in monitoring the implementation of legal documents of the National Assembly, National Assembly Standing Committee, President, Government and Prime Minister by ministries, agencies and localities and related organizations and individuals, and report thereon to the Government and Prime Minister.

5. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Councils and People’s Committees shall monitor, press for and inspect the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister to their ministries, agencies and localities.

Article 40. Contents of monitoring, supervision and inspection

1. Implementation of legal documents; organization, progress and results of performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister.

2. Implementation of the regulations on information and reporting on the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister to ministries, agencies and localities according to the Working Regulation of the Government and relevant regulations.

3. To clearly identify responsibilities of ministries, agencies and localities as well as competent persons in the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister.

Article 41. Forms of monitoring, supervision and inspection

1. Via the special-use data transmission network of Party and State agencies connected from the Government Office to ministries, agencies and localities.

2. Periodical or irregular reports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Forming inspection teams.

5. Other forms.

Article 42. Reporting on inspection results

1. Upon conclusion of an inspection, the agency or person in charge of the inspection shall report on inspection results.

2. An inspection result report must include:

a/ Evaluation of the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister; achievements, limitations, weaknesses and causes during the implementation;

b/ Conclusions or proposals on the handling according to competence to remedy limitations and weaknesses or on adjustment of tasks and revision and supplementation of relevant regulations, if necessary.

Chapter VII

GUEST RECEPTIONS, WORKING VISITS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The receptions of foreign guests must comply with the Government’s Decree No. 145/2013/ND-CP of October 29, 2013, on organization of commemorative days; etiquette for bestowing and receipt of awards and emulation titles; and protocols for receptions of foreign guests.

2. Other receptions of domestic guests and foreign guests of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers must comply with relevant provisions of this Regulation.

3. The Prime Minister may receive in person or assign a Deputy Prime Minister or a Government member to receive on his/her behalf guests of the Government or Prime Minister.

4. The Government Office is tasked:

a/ To receive written proposals for guest receptions by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister from related ministries, agencies, organizations and individuals; to advise and propose the Prime Minister or Deputy Prime Minister to consider and decide on the agenda, form and participants in the receptions; timely notify the opinions of the Prime Minister or Deputy Prime Minister to related ministries, agencies, organizations and individuals;

b/ To coordinate with related ministries and agencies in preparing the agendas and documents for guest receptions, time, venues, participants and interpreters (if necessary);

c/ To organize the recording of minutes and audio-recording of guest receptions and submit these minutes and audio-recordings for archive according to regulations;

d/ To organize service and ensure reception protocols, logistics, security and safety for guest receptions;

dd/ To invite news and press agencies to report on guest receptions according to regulations and requests of the Prime Minister or Deputy Prime Ministers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 44. Working visits to localities and establishments

1. Under the direction of the Prime Minister or Deputy Prime Ministers and at the proposal of localities, the Government Office shall prepare programs for the Prime Minister’s or Deputy Prime Ministers’ working visits to localities.

2. For a working visit at the proposal of a locality, the preparation for the agenda of the working session with the Prime Minister or a Deputy Prime Minister must comply with Clauses 2 and 3, Article 35 of this Regulation.

3. For an unexpected working visit by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister without advance notice to a locality or an establishment, the Government Office shall prepare the program for the working visit under the direction of the Prime Minister or Deputy Prime Minister.

4. The Government Office shall coordinate with the locality and related ministries and agencies in preparing the working agenda, timetable and composition of the working visit and submit them to the Prime Minister or a Deputy Prime Minister for consideration and decision, and notify them at least 3 working days before the working visit to the locality and related ministries and agencies.

5. Within 5 working days after the working visit, the Government Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, submitting to the Prime Minister or a Deputy Prime Minister the draft of a written notice of conclusions to the Prime Minister or Deputy Prime Minister for approval before issuing the notice; and monitor and press for the performance of tasks stated in the notice.

6. In case of handling unexpected or urgent issues in a locality or an establishment, the Prime Minister shall decide to use one of the following methods:

a/ Directing sectors and authorities at all levels to perform some specific tasks;

b/ Forming an interdisciplinary working team of the Government, appointing its head who is a Government member and delegating him/her the authority to decide on spot on certain matters;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The Prime Minister’s working teams to visit and work in localities shall be organized in conformity with regulations of the Party Central Committee and Political Bureau.

8. Government members shall spare time for paying inspection visits to localities and establishments to grasp their actual conditions, meet and listen to opinions and aspirations of the People to serve their work. Depending on its program, each working visit may be organized in an appropriate form to ensure practicality and thrift.

Article 45. Overseas working visits

1. Annual plans on external activities:

a/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and related ministries and agencies in, summarizing annual foreign-relation activity plans of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers, and submit them to competent authorities for approval; summarize annual foreign-relation activity plans of other Government members, and report them to the Prime Minister;

b/ The Government Office shall periodically coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in reviewing and proposing adjustments to the plans to meet foreign-relation activity requirements of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers.

2. Order of organizing an overseas working visit of the Prime Minister or a Deputy Prime Minister

a/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and related ministries and agencies in, preparing the program, composition of the delegation and preparing the contents of activities and protocols for the overseas working visit paid by the Prime Minister or a Deputy Prime Minister, and submit them to the Prime Minister; take full responsibility for the implementation of the contents of activities and protocol work of the visit;

b/ At the proposal of the Ministry of Foreign Affairs, the Government Office shall submit to the Prime Minister or a Deputy Prime Minister for consideration and decision the contents of activities and composition of the delegation; and monitor and urge the Ministry of Foreign Affairs and other related ministries and agencies to preparing the contents and program for the visit;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Based on the report of the Ministry of Foreign Affairs, the Government Office shall submit to the Prime Minister or a Deputy Prime Minister for approval a written notice of the outcomes of the visit and issue a document on follow-up activities, and assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and related ministries and agencies in, monitoring and supervising such activities.

3. Before making overseas working visits, even those under annual foreign-relation activity plans already approved by the Prime Minister, Government members, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Councils and People’s Committees shall obtain permission from the Prime Minister.

Chapter VIII

INFORMATION AND REPORTING

Article 46. Information and reporting of the Government, Prime Minister and Government members

1. The Government shall report its work twice a year to the National Assembly, National Assembly Standing Committee and President and make unexpected reports or topical reports at the request of the latter.

a/At the request of the National Assembly, National Assembly Standing Committee or President, the Prime Minister shall assign a ministry or an agency to prepare a report;

b/ Related ministries and agencies shall coordinate with the ministry or agency assigned to prepare the report;

c/ The Government Office shall verify the report and work with the ministry or agency assigned to prepare the report to finalize it before submission to the Prime Minister for publicization;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Prime Minister shall, or, when he/she is absent, authorize a Deputy Prime Minister to, present the work reports, explanatory reports and answer questions before the National Assembly and National Assembly Standing Committee.

a/ The Prime Minister shall assign the Government Office to assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, preparing and finalizing reports, and to submit them to the Prime Minister for decision on their publicization;

b/ Related ministries and agencies shall coordinate with one another at the request of the Government Office.

3. The Prime Minister shall report to the People through the mass media on important issues within the competence of the Government or Prime Minister.

a/ The Prime Minister shall assign a ministry or an agency to prepare a report and submit it to him/her;

b/ Related ministries and agencies shall coordinate with one another at the request of the report-preparing ministry or agency;

c/ The Government Office shall verify the report and work with the report-preparing ministry or agency to finalize it before submission to the Prime Minister for decision on its publicization.

4. Government members shall report on their work to the Government and Prime Minister; give explanations and answer questions before the National Assembly and National Assembly Standing Committee; and report to the People on important issues under their respective management.

Article 47. Information and reporting to serve the direction and administration by the Government and Prime Minister

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Periodical reports (monthly, quarterly, biannual and annual) summarizing the work, management, administration and results of implementation of the work programs of the Government and Prime Minister and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister to their ministries, agencies and localities; assessments and proposals on direction and administration activities of the Government and Prime Minister;

- Monthly reports shall be sent to the Government Office and related agencies no later than the 25th every month;

- Quarterly reports shall be sent to the Government Office and related agencies no later than the 20th of the last month of the quarter;

- Biannual reports shall be sent to the Government Office and related agencies no later than the 15th of June;

- Annual reports shall be sent to the Government Office and related agencies no later than the 10th of December.

b/ Topical reports and unexpected reports at the request of the Prime Minister;

c/ Draft reports of the Government and Prime Minister to be submitted to the leading bodies of the Party, National Assembly, National Assembly Standing Committee and President as assigned by the Prime Minister.

2. The Ministry of Foreign Affairs shall perform daily reviews of foreign mass media and provide foreign-relation information to the Prime Minister, Deputy Prime Ministers and other Government members.

3. The Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Transport (National Traffic Safety Committee) and Vietnam News Agency shall send daily reports (even on festive and new-year holidays) to the Prime Minister on the border, sea and island, national defense, security and social order and safety situation and noteworthy foreign-relation information.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To ensure the timely provision of accurate information for the direction and administration by the Government, the Prime Minister and Deputy Prime Ministers with daily fast reports on issues of special concern; to summarize, and propose handling of, daily press information; to make review reports on direction and administration of the Government and Prime Minister, and performance of work programs and tasks of the Government and Prime Minister on a monthly, quarterly, biannual and annual basis; to coordinate with ministries, agencies and localities in reporting and proposing the Government or Prime Minister to direct the prompt handling of sensitive issues of public concern; to make other reports at the request of the Prime Minister;

c/ To guide, inspect and urge agencies within the administrative system to strictly observe the information and reporting regime;

d/ To organize the building of information infrastructure at the Government Office to effectively serve the direction and administration by the Government and the Prime Minister and other Government members; to step up the application of information technology to Government meetings, working sessions and the handling of regular affairs of the Prime Minister and Deputy Prime Ministers; to send documents and invitations to meetings via the computer network;

dd/ To organize the application of information technology and receive reports and opinions from people and organizations to advise on the direction and administration work of the Government and Prime Minister.

Article 48. Reporting at Government meetings

1. Monthly, the Minister of Planning and Investment shall report on the socio-economic situation and propose solutions to direct and administer the performance of plan tasks. The Minister-Chairperson of the Government Office shall report on direction and administration work and the implementation of the work programs and tasks assigned by the Government and Prime Minister.

2. Quarterly, the Government Inspector-General shall report on the work of corruption prevention and combat, inspection, and settlement of complaints and denunciations. The Minister of Home Affairs shall report on administrative reform. The Minister of Justice shall report on the formulation of laws and ordinances by the Government and the formulation and promulgation of implementing regulations.

3. At June and December Government meetings, the Minister-Chairperson of the Government Office shall report on the review of the direction and administration by the Government and the Prime Minister.

4. Other topical and unexpected reports as directed by the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Prime Minister and other Government members shall implement the regime of reporting to the public on important issues according to Articles 29 and 37 of the Law on Organization of the Government.

2. The Minister-Chairperson of the Government Office shall act as the spokesperson of the Government and proactively provide information on the undertakings and policies of the Party and laws of the State and major socio-economic issues; perform the tasks of the Government’s and Prime Minister’s spokesperson; organize regular press conferences to inform the Government meeting’s outcomes; organize press conferences when necessary to inform important policies and decisions in the direction and administration by the Government and Prime Minister; answer on issues of public and press concern, and issue press releases. When requested, related ministries and agencies shall attend press conferences, directly present opinions and take responsibility for the contents falling under their specialized management.

3. Ministers, heads of agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees have the following tasks:

a/ To properly observe the regulation on the regime of making statements and providing information to the press, creating favorable conditions for the mass media agencies to access accurate and timely information on events occurring in their sectors, fields or localities;

b/ To organize direct dialogues with people in appropriate forms; to organize periodical press briefings and press conferences upon the promulgation of important documents, implementation of major policies of the Party and State, or occurrence of other significant events;

c/ To regularly perform press reviews and answer the press in accordance with law.

4. The Minister of Information and Communications shall hold press briefings and manage press information in accordance with the press law; implement the regulation on the spokesperson to provide information for the press; and assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministers, heads of agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees in, stepping up the application of information technology and increasing in various appropriate forms information on all aspects of the national situation.

Article 50. Foreign service information

The Minister of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister-Chairperson of the Government Office and the Minister of Information and Communications in, organizing press conferences to regularly provide information on the socio-economic situation and activities of the Government and Prime Minister to Vietnam-based foreign press agencies and the overseas Vietnamese community.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 138/2016/NĐ-CP ngày 01/10/2016 Quy chế làm việc của Chính phủ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


44.541

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.50.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!