Thời hạn tiến hành thanh tra chuyên ngành theo quyết định của Chánh Thanh tra Bộ Công an là bao nhiêu ngày theo quy định hiện nay?
- Chánh Thanh tra Bộ Công an sẽ tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với các đối tượng nào?
- Thời hạn tiến hành thanh tra chuyên ngành theo quyết định của Chánh Thanh tra Bộ là bao nhiêu ngày theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ thanh tra khi tiến hành thanh tra chuyên ngành trong Công an nhân dân cần những giấy tờ gì?
Chánh Thanh tra Bộ Công an sẽ tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với các đối tượng nào?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 41/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 25/2021/NĐ-CP) quy định về việc thanh tra chuyên ngành như sau:
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành
1. Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thanh tra khi xét thấy cần thiết hoặc khi thanh tra lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an có liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành; thanh tra lại vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; thanh tra đột xuất với các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao.
...
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Công an ra quyết định thanh tra các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; thanh tra đột xuất với:
- Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao.
Thời hạn tiến hành thanh tra chuyên ngành theo quyết định của Chánh Thanh tra Bộ là bao nhiêu ngày theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Thời hạn tiến hành thanh tra chuyên ngành theo quyết định của Chánh Thanh tra Bộ là bao nhiêu ngày theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 41/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2021/NĐ-CP) quy định về thởi hạn thanh tra:
Thời hạn thanh tra
1. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.
2. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Công an tỉnh tiến hành, thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
3. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định bằng văn bản và thông báo cho đối tượng thanh tra biết trước thời gian kéo dài ít nhất 05 ngày.
Theo quy định thì quyết định Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt. Do đó, thời hạn thanh tra chuyên ngành trong trường hợp này là không quá 45 ngày.
Trường hợp vụ việc có tính chức phức tạp thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.
Hồ sơ thanh tra khi tiến hành thanh tra chuyên ngành trong Công an nhân dân cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về hồ sơ thanh tra như sau:
Hồ sơ thanh tra
1. Việc thanh tra phải được lập hồ sơ theo quy định tại Điều 59 Luật Thanh tra, Điều 43 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra trong Công an nhân dân.
Dẫn chếu Điều 59 Luật Thanh tra 2010 quy định về hồ sơ thanh gia như sau:
Hồ sơ thanh tra
1. Việc thanh tra phải được lập hồ sơ.
2. Hồ sơ thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành gồm có:
a) Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;
b) Kết luận thanh tra;
c) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
d) Tài liệu khác có liên quan.
3. Khi tiến hành thanh tra độc lập, hồ sơ thanh tra gồm có:
a) Văn bản phân công nhiệm vụ thanh tra;
b) Biên bản thanh tra (nếu có);
c) Quyết định xử lý hoặc văn bản kiến nghị việc xử lý;
d) Tài liệu khác có liên quan.
4. Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì hồ sơ thanh tra khi tiến hành thanh tra chuyên ngành sẽ bao gồm:
(1) Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;
(2) Kết luận thanh tra;
(3) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
(4) Tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?
- Công ty tặng quà tết cho nhân viên, khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Hướng dẫn xuất hóa đơn cho quà tết?
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?