Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định ra sao? Bù trừ thuế thu nhập cá nhân sau khi quyết toán như thế nào?
Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định ra sao?
Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho kỳ tính thuế cụ thể như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
...
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Tải về mẫu ủy quyền quyết toán thuế TNCN mới nhất 2023: Tại Đây
Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Xử lý tiền thuế thu nhập cá nhân sau khi quyết toán như thế nào?
Quy định hiện hành điều chỉnh thực hiện theo Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC:
Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:
a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:
...
a.3) Tổ chức trả thu nhập có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm a.1, a.2 khoản này. Số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi quyết toán được xác định bằng (=) số thuế nộp thừa của cá nhân uỷ quyền quyết toán trừ (-) số thuế còn phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán; tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm trả cho cá nhân uỷ quyền quyết toán số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi tổ chức chi trả quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
...
b) Hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách
Người nộp thuế có khoản nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản này mà vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì người nộp thuế được gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 42 Thông tư này. Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
Trường hợp chị quyết toán năm 2021 còn thừa thuế TNCN của người lao động thì việc bù trừ như quan điểm của em là bù trừ khi quyết toán thuế cho năm 2022 nếu có phát sinh số thuế phải nộp chứ không phải bù trừ cho số thuế tạm tính của tháng 01, tháng 02 năm 2022 (Hay quý 01 của năm 2022).
Đối tượng không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
Đối tượng nào không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Mục 2 Công văn 9188/CTHN-HKDCN ngày 18/03/2022 về quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2021 do cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành.
ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN
1. Cá nhân không phải thực hiện quyết toán
- Cá nhân không cư trú tại Việt Nam nhưng có phát sinh khấu trừ hoặc tạm nộp trong năm.
- Cá nhân cư trú có số thuế TNCN nộp thừa mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo.
- Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân và không phải nộp hồ sơ miễn thuế.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập này.
2. Tổ chức không phải thực hiện quyết toán
Tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương tiền công thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Như vậy, đối tượng không phải quyết toán thuế được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?