Thời hạn nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần là bao lâu?
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần?
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2011/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2019/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định:
a) Cấp Giấy phép đối với ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép đối với ngân hàng thương mại, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định:
a) Cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố, trừ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Cấp Giấy phép, sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với văn phòng đại diện.
Như vậy, theo quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép đối với ngân hàng thương mại cổ phần.
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần là bao lâu?
Thời hạn nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN như sau:
Nộp lệ phí cấp Giấy phép
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.
2. Mức lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Như vậy, theo quy định trên, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, thì Ngân hàng thương mại cổ phần phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 13 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2017/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải do Trưởng Ban trù bị ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được lập 01 bộ gốc bằng tiếng Việt.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện được lập thành 02 bộ gốc gồm một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh, trong đó:
a) Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:
(i) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh.
b) Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam;
c) Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
d) Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.
4. Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
5. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu trong bộ hồ sơ.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần phải do Trưởng Ban trù bị ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên ngân hàng thương mại cổ phần”;
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được lập 01 bộ gốc bằng tiếng Việt;
- Nếu các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính;
- Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu trong bộ hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?