Thời hạn nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo quy định mới nhất hiện nay? Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực bao lâu thì mới được chuyển nhượng?
Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có nghĩa vụ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, theo đó tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có những nghĩa vụ sau đây:
- Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
- Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
- Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản?
Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm những gì?
Tại khoản 4 Điều 47 Luật Khoáng sản 2010, quy định về hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:
- Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoảng sản;
- Báo cáo kết quả thăm dò và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 4 Điều 49 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
"4. Văn bản trong hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản;"
Như vậy, hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải bao gồm các nội dung quy định trên đây.
Thời hạn nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo quy định mới nhất hiện nay là bao lâu?
Theo Điều 43 Luật Khoáng sản 2010 quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật này.
- Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyến cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới.
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
- Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau:
"1. Điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản; nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò;
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản và quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản;
c) Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản;
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày."
Theo đó, để thực hiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Như vậy, công ty bạn cần phải nộp đủ đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến thời hạn phải nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, điều kiện để thực hiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. Bạn có thể tham khảo và đối chiếu với trường hợp cụ thể của công ty mình để sắp xếp, chuẩn bị hồ sơ theo đúng thời hạn quy định.
Tải về mẫu đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?