Thời hạn ký ban hành kết luận thanh tra ngân hàng là bao lâu kể từ ngày có báo cáo kết quả thanh tra?
Thời hạn ký ban hành kết luận thanh tra ngân hàng là bao lâu kể từ ngày có báo cáo kết quả thanh tra?
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Chậm nhất là 25 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Căn cứ báo cáo kết quả cuộc thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có), chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về nội dung báo cáo kết quả thanh tra, nội dung kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với các cuộc thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo quy định trên, thời hạn ký ban hành kết luận thanh tra ngân hàng chậm nhất 25 ngày kể từ ngày có báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thanh tra ngân hàng (Hình từ Internet)
Kết luận thanh tra ngân hàng được gửi cho những ai?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về gửi kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra như sau:
Gửi kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, kết luận thanh tra phải được gửi như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng.
3. Người ký kết luận thanh tra quyết định nội dung kết luận thanh tra được công khai và chịu trách nhiệm về việc công khai kết luận thanh tra, trường hợp cần thiết báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp xem xét, quyết định.
4. Hình thức công khai kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kết luận thanh tra ngân hàng đối với cuộc thanh tra do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp nào sẽ thanh tra ngân hàng lại?
Theo Điều 18 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại như sau:
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
Như vậy, việc thanh tra ngân hàng lại được thực hiện trong trường hợp vụ việc đã có kết luận thanh tra nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định khen thưởng của hội khuyến học xã mới nhất hiện nay? Tải mẫu quyết định khen thưởng của hội khuyến học xã ở đâu?
- Hướng dẫn xác định thủ tục, đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng mấy dương lịch? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là gì? Điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng như thế nào?
- Mẫu Quyết định chi tiền thưởng theo Nghị định 73 mới nhất dành cho giáo viên? Tải Mẫu Quyết định chi tiền thưởng theo Nghị định 73 ở đâu?