Thời hạn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm được tính kể từ khi nào? Nếu bị cáo vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì có được kháng cáo không?
Thời hạn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm được tính kể từ khi nào? Nếu bị cáo vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì có được kháng cáo không?
Căn cứ theo Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn kháng cáo cụ thể như sau:
Thời hạn kháng cáo
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:
a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.
Theo quy định trên đây, đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bị cáo là một trong những người có quyền được kháng cáo bản án sơ thẩm, không phụ thuộc có tham gia hay không tham gia phiên tòa.
Như vậy, nếu bị cáo không có mặt tại phiên tòa thì vẫn được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm. Trường hợp này thời hạn kháng cáo của bị cáo sẽ được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết.
Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm sẽ được tính kể từ những thời điểm sau đây:
- Ngày tuyên án;
- Ngày bị cáo, đương sự nhận được bản án (đối với trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa);
- Ngày bản án được niêm yết (đối với trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa).
Hiện nay, thời hạn để kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm là 15 ngày.
Kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự (Hình từ Internet)
Tòa án chỉ được xét xử vắng mặt bị cáo khi nào?
Theo Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa như sau:
Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau đây:
- Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đơn kháng cáo bản án sơ thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
- Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Lưu ý: Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?