Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh là khi nào? Hồ sơ dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm những gì?
- Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh là khi nào?
- Hồ sơ dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm những gì?
- Thực hiện đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như thế nào?
- Trách nhiệm thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được quy định như thế nào?
Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh là khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Gửi và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
1. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được chỉnh lý theo nghị quyết của Chính phủ đến Bộ Tư pháp.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được Chính phủ thông qua để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Như vậy theo quy định trên chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được chỉnh lý theo nghị quyết của Chính phủ đến Bộ Tư pháp.
Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh là khi nào? Hồ sơ dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trình Chính phủ dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
1. Hồ sơ dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm:
a) Tờ trình của Bộ Tư pháp, trong đó nêu rõ tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm trước, nguyên tắc lập đề nghị, nội dung cơ bản của đề nghị, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và ý kiến của Bộ Tư pháp;
b) Dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó nêu rõ tên văn bản, thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua văn bản;
c) Bản điện tử các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật đã được chỉnh lý theo ý kiến của Chính phủ.
2. Dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm có:
- Tờ trình của Bộ Tư pháp, trong đó nêu rõ tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm trước, nguyên tắc lập đề nghị, nội dung cơ bản của đề nghị, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và ý kiến của Bộ Tư pháp.
- Dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó nêu rõ tên văn bản, thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua văn bản.
- Bản điện tử các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã được chỉnh lý theo ý kiến của Chính phủ.
Thực hiện đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong các trường hợp quy định tại Điều 51 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Trường hợp đề nghị đưa ra khỏi chương trình và không tiếp tục trình thì cơ quan đề nghị phải có tờ trình nêu rõ lý do; trường hợp đề nghị điều chỉnh thời điểm trình dự án luật, pháp lệnh, cơ quan đề nghị phải có tờ trình nêu rõ lý do, giải pháp và thời điểm trình.
- Chính phủ quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Trách nhiệm thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
- Căn cứ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
+ Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo và dự kiến thời gian trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc soạn thảo để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo luật, pháp lệnh;
+ Hằng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, tiến độ và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
- Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo luật, pháp lệnh; định kỳ hằng tháng cập nhật thông tin điện tử, hằng quý gửi báo cáo bằng văn bản đến Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?