Mẫu số 02 Mẫu tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59 là mẫu nào?
Mẫu số 02 Mẫu tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59 là mẫu nào?
Mẫu tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất là Mẫu số 02 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất
Lưu ý: Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành (khoản 2 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
Mẫu số 02 Mẫu tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59 là mẫu nào? (hình từ internet)
Những ai được tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về việc tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về dự thảo văn bản. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được phản biện xã hội thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản phản biện xã hội.
3. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, giải trình, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản.
Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 bao gồm 06 nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?
- Mẫu văn bản đề nghị tạm ngừng sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến, mã số sử dụng cơ sở dữ liệu là mẫu nào?
- Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?