Thời hạn giữ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?
Thời hạn giữ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?
Căn cứ Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Thời hạn giữ chức vụ, chức danh
1. Thời hạn giữ chức vụ là 05 năm. Thời hạn giữ chức danh Kiểm sát viên, Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Chiếu theo quy định này thì thời hạn giữ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.
Thời hạn giữ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là bao nhiêu năm theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc về cơ quan nào?
Theo Điều 4 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Trách nhiệm và thẩm quyền
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, biệt phái, từ chức, cách chức, miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ, chức danh trong ngành Kiểm sát nhân dân, trừ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý công chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, xem xét người thuộc trường hợp miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên các ngạch; xét tuyển người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp; đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên các ngạch theo quy định.
4. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Đối chiếu với quy định trên thì thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chủ tịch nước.
Quy trình bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm mấy bước?
Theo Điều 10 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh
1. Trình tự bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện theo Phụ lục số 02 của Quy chế này.
...
Dẫn chiếu đến Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định trình tự bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 06 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào chỉ tiêu số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, xác định chủ trương, cơ cấu và nhân sự bổ nhiệm.
Bước 2: Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện quy trình tuyển chọn, hồ sơ bổ nhiệm; tập hợp đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm (nếu có) để báo cáo Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét.
Bước 3: Công chức thuộc đối tượng bổ nhiệm làm bản tự kiểm điểm đánh giá trong thời gian 03 năm công tác gần nhất về: Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Bước 4: Đơn vị có công chức thuộc đối tượng bổ nhiệm đang công tác tổ chức hội nghị toàn thể đơn vị để tham gia ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm, có sự giám sát của Vụ Tổ chức cán bộ. Trước khi lấy phiếu, người được đề nghị bổ nhiệm kiểm điểm và báo cáo kết quả công tác. Người đạt tín nhiệm trên 50% số phiếu thu về của hội nghị thì mới tiến hành các bước tiếp theo.
- Lãnh đạo, cấp ủy đơn vị họp nhận xét, đánh giá và bỏ phiếu để cho ý kiến về việc bổ nhiệm.
- Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan nơi công chức đang công tác tổ chức hội nghị để nhận xét và lấy phiếu tín nhiệm.
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ chủ chốt; thành phần lấy phiếu gồm:
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Ủy viên Ban Thường vụ đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
+ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương thuộc Viện kiểm sát quân sự trung ương;
+ Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp công tác tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Bước 5: Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm trình Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc bổ nhiệm và báo cáo kết quả với Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Bước 6: Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, tuyển chọn để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?