Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tối đa bao nhiêu tháng?
- Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm không?
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tối đa bao nhiêu tháng?
- Trong quản lý an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm không?
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương được quy định tại Điều 2a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
1. Năng lượng.
2. Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
3. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
4. An toàn kỹ thuật công nghiệp.
5. An toàn thực phẩm.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
7. Thương mại điện tử.
8. Quản lý thị trường.
9. Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Xúc tiến thương mại.
11. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
- Năng lượng.
- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
- Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
- An toàn kỹ thuật công nghiệp.
- An toàn thực phẩm.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Thương mại điện tử.
- Quản lý thị trường.
- Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xúc tiến thương mại.
- Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tối đa bao nhiêu tháng?
Thời hạn giám định tư pháp được quy định tại Điều 14a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp:
a) Tối đa 03 tháng đối với các trường hợp quy định tại Điều 2a của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này. Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương quy định tại Điều 2a của Thông tư này trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
b) Tối đa 09 ngày đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
c) Tối đa 01 tháng đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Thời hạn giám định tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày Bộ Công Thương, Sở Công Thương nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định; hoặc từ ngày giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
3. Trường hợp cần thiết, thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.
Theo đó, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tối đa 03 tháng, trừ trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
Trong quản lý an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý về an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP như sau:
- Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;
- Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
- Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản);
- Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?