Thời hạn để người nước ngoài cần đăng ký tạm trú tại Việt Nam là bao lâu? Có thể làm thủ tục đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài ở Việt Nam không?
- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam có cần đăng ký tạm trú không?
- Có thể làm thủ tục đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài ở Việt Nam không?
- Thời hạn để người nước ngoài cần đăng ký tạm trú tại Việt Nam là bao lâu?
- Hình thức đăng ký tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam có cần đăng ký tạm trú không?
Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Khai báo tạm trú
1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Như vậy, người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam sẽ đăng ký tạm trú tại Việt Nam thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Có thể làm thủ tục đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài ở Việt Nam không?
Người nước ngoài đăng ký tạm trú ở Việt Nam có thể đăng ký tạm trú trên Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú.
Quy trình đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài ở Việt Nam gồm những bước sau:
Bước 1: Truy cập trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú.
Bước 2: Chọn khai báo tạm trú cho người ngoài.
Bước 3: Chọn tỉnh thành nơi đăng ký tạm trú.
Bước 4: Đăng nhập hoặc đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Lưu ý nhập đầy đủ thông tin trên website:
+ Tên của cơ sở lưu trú;
+ Loại hình của cơ sở lưu trú;
+ Địa chỉ của cơ sở lưu trú;
+ Số điện thoại của cơ sở lưu trú;
+ Email của cơ sở lưu trú;
+ Họ tên;
+ Ngày tháng năm sinh;
+ Số điện thoại;
+ Số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu
- Người khai báo tạm trú có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản khai báo và toàn bộ thông tin do tài khoản khai báo tạo ra.
Khi phát hiện tài khoản khai báo bị đánh cắp, lợi dụng thông tin, không sử dụng được phải thông báo ngay cho Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời hạn sử dụng tài khoản:
Tài khoản khai báo tự hủy giá trị sử dụng khi không có thông tin khai báo mới trong thời hạn 12 tháng hoặc khi bị phát hiện khai báo khống, thông tin về người nước ngoài hoặc cơ sở lưu trú không chính xác.
Bước 5: Khai báo thông tin tạm trú.
Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử phải thực hiện ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
- Thông tin khai báo tạm trú gồm:
+ Họ tên;
+ Giới tính;
+ Ngày tháng năm sinh;
+ Quốc tịch;
+ Số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài.
Có thể nhập theo từng trường hợp vào các ô nhập dữ liệu hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo tập tin mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử.
Lưu ý: Người khai báo tạm trú kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các thông tin trước khi xác nhận lưu thông tin; kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo tạm trú để xác định hệ thống đã tiếp nhận, nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện nhập lại thông tin.
Bước 6: Tiếp nhận thông tin tạm trú.
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài được khai báo qua Trang thông tin điện tử 24 giờ/07 ngày theo Điều 4 Thông tư 53/2016/TT-BCA.
Thời hạn để người nước ngoài cần đăng ký tạm trú tại Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Khai báo tạm trú
2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
Như vậy, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài trong thời hạn 12 tiếng, nếu thuộc vùng sâu vùng xa thì thời hạn đăng ký là 24 tiếng kể từ khi người nước ngoài đó đến cơ sở lưu trú.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, chủ khách sạn nơi bạn của bạn ở có trách nhiệm đăng ký tạm trú cho bạn của bạn tại Công an phường trong vòng 12 tiếng kể từ khi bạn của bạn đến khách sạn đó.
Hình thức đăng ký tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Hình thức đăng ký tạm trú của người nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.
Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tải về mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài mới nhất 2024: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?