Thời hạn để doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi báo cáo tài chính năm là khi nào? Mức xử phạt đối với việc chậm nộp báo cáo tài chính năm là bao nhiêu?

Cho hỏi thời hạn để doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi báo cáo tài chính năm là khi nào? - Câu hỏi của anh Trung tại Hồ Chí Minh

Thời hạn để doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi báo cáo tài chính năm là khi nào?

Căn cứ Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định như sau:

Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:
a) Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
b) Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nơi nhận báo cáo tài chính năm được quy định như sau:
Các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.
Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp Báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định (Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê) còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Thời hạn để doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi báo cáo tài chính năm là khi nào? Mức xử phạt đối với việc chậm nộp báo cáo tài chính năm là bao nhiêu?

Thời hạn để doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi báo cáo tài chính năm là khi nào? Mức xử phạt đối với việc chậm nộp báo cáo tài chính năm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi kỳ kế toán thì thực hiện việc lập báo cáo tài chính khi nào?

Căn cứ Điều 75 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán
Khi thay đổi kỳ kế toán, ví dụ đổi kỳ kế toán từ năm dương lịch sang kỳ kế toán khác năm dương lịch, doanh nghiệp phải tiến hành khóa sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
1. Việc thay đổi kỳ kế toán phải tuân thủ theo quy định của Luật Kế toán. Khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.
Ví dụ: Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm 2014 theo năm dương lịch. Năm 2015, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng kỳ kế toán năm bắt đầu từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau thì doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 1/1/2015 đến 31/3/2015.
2. Đối với Báo cáo tình hình tài chính: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.
3. Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”, cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.
Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, khi trình bày cột “Kỳ trước” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu từ ngày 1/4/2015 và kết thúc ngày 31/3/2016, doanh nghiệp phải trình bày số liệu của giai đoạn từ 1/4/2014 đến 31/3/2015.

Theo đó, khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.

Ngoài ra cũng cần lưu ý về Báo cáo tình hình tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:

- Đối với Báo cáo tình hình tài chính: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.

- Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”, cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.

Mức xử phạt đối với việc nộp báo cáo tài chính năm trễ hạn là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
...

Theo đó, nếu nộp báo cáo tài chính năm trễ hạn thì tùy vào số ngày trễ hạn mà mức xử phạt có thể là 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm dưới 03 tháng. Còn mức xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm từ 03 tháng trở lên.

Mức phạt này được áp dụng đối với với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 (khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP)

Báo cáo tài chính
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian bắt đầu và kết thúc năm tài chính của Quỹ phát triển đất? Thời gian gửi báo cáo tài chính của Quỹ phát triển đất là khi nào?
Pháp luật
Sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp cần căn cứ vào đâu? Giá trị vốn CSH doanh nghiệp trong thẩm định giá?
Pháp luật
Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm là gì? Những doanh nghiệp nào phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm?
Pháp luật
Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phải thẩm định báo cáo tài chính định kỳ bao lâu một lần theo quy định?
Pháp luật
Liên hiệp hợp tác xã phải có báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong trường hợp nào?
Pháp luật
Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là gì? Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp được căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính khi nào? Không lập báo cáo thì đơn vị kế toán có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Nếu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa có báo cáo tài chính năm thì số liệu chuyển giao được xác định ra sao?
Pháp luật
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân dùng để làm gì? Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân bao gồm những gì?
Pháp luật
Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các mẫu báo cáo nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo cáo tài chính
1,733 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo cáo tài chính Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Báo cáo tài chính Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào