Thời hạn bảo quản một số tài liệu trong hoạt động của cơ quan, tổ chức được điều chỉnh thay đổi như thế nào?
- Thời hạn bảo quản tài liệu là gì?
- Thời hạn bảo quản của một số tài liệu tổng hợp trong hoạt động của cơ quan, tổ chức được điều chỉnh thay đổi như thế nào?
- Thời hạn bảo quản tài liệu cán bộ công chức viên chức và người lao động được quy định như thế nào?
- Thời hạn bảo quản tài liệu lao động, tiền lương được quy định như thế nào?
- Thời hạn bảo quản tài liệu đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Thời hạn bảo quản tài liệu là gì?
Vừa qua, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 10/2022/TT-BNV điều chỉnh về thời hạn bảo quản tài liệu trong các cơ quan, tổ chức sau:
+ Cơ quan nhà nước
+ Tổ chức chính trị,
+ Tổ chức chính trị - xã hội
+ Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
+ Tổ chức xã hội
+ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp
+ Tổ chức kinh tế
+ Đơn vị sự nghiệp
+ Đơn vị vũ trang nhân dân.
Theo đó, thời hạn bảo quản tài liệu là khoảng thời gian cần thiết để lưu giữ hồ sơ, tài liệu tính từ năm công việc kết thúc.
Thời hạn bảo quản một số tài liệu trong hoạt động của cơ quan, tổ chức được điều chỉnh thay đổi như thế nào?
Thời hạn bảo quản của một số tài liệu tổng hợp trong hoạt động của cơ quan, tổ chức được điều chỉnh thay đổi như thế nào?
Theo quy định tại Mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV thì thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức được quy định như sau:
- Đối với văn bản gửi để biết thì thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức là 01 năm
- Đối với hồ sơ xây dựng, ban hành quy định, hướng dẫn những vấn đề chung của cơ quan, tổ chức thì thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức là 20 năm.
- Đối với hồ sơ hội nghị tổng kết, sơ kết công tác; chuyên đề; giao ban thì thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức được chia thành 03 mốc thời gian như sau:
+ Hồ sơ hội nghị tổng kết, sơ kết công tác; chuyên đề; giao ban hằng năm được bảo quản là vĩnh viễn
+ Hồ sơ hội nghị tổng kết, sơ kết công tác; chuyên đề; giao ban theo quý, 6 tháng, 9 tháng được bảo quản là 10 năm
+ Hồ sơ hội nghị tổng kết, sơ kết công tác; chuyên đề; giao ban theo ngày, tuần, tháng là 05 năm.
- Sổ ghi biên bản các cuộc họp giao ban, sổ tay công tác của lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thời hạn bảo quản tài liệu từ 05 năm đến 10 năm.
Xem toàn bộ danh mục thời hạn bảo quản tài liệu tổng hợp trong hoạt động của cơ quan, tổ chức tại mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV.
Thời hạn bảo quản tài liệu cán bộ công chức viên chức và người lao động được quy định như thế nào?
Theo quy định tại mục 3.2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV về thời hạn bảo quản tài liệu cán bộ công chức viên chức và người lao động như sau:
- Hồ sơ về quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức
+ Phiếu tín nhiệm quy hoạch: 05 năm.
+ Các thành phần tài liệu khác: 10 năm.
- Hồ sơ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức
+ Phiếu tín nhiệm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại: 10 năm
+ Các thành phần tài liệu khác: 20 năm
- Hồ sơ về việc tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm, biệt phái, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: 20 năm
- Hồ sơ về việc cho thôi việc, chuyển công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: 20 năm
- Hồ sơ nâng ngạch, bậc, chuyển ngạch của cán bộ, công chức, viên chức: 20 năm
- Hồ sơ gốc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: 70 năm
- Hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ở nước ngoài: 10 năm
Xem toàn bộ danh mục thời hạn bảo quản tài liệu cán bộ công chức viên chức và người lao động tại mục 3.2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV.
Thời hạn bảo quản tài liệu lao động, tiền lương được quy định như thế nào?
Theo quy định tại mục 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV quy định về thời hạn bảo quản tài liệu lao động, tiền lương, cụ thể như sau:
Tài liệu lao động:
- Hồ sơ xây dựng chế độ bảo hộ, an toàn, vệ sinh lao động của cơ quan: 20 năm
- Hồ sơ các vụ tai nạn lao động:
+ Nghiêm trọng: Vĩnh viễn
+ Không nghiêm trọng: 20 năm.
Tài liệu tiền lương:
- Hồ sơ xây dựng, ban hành Quy chế nâng bậc lương: 20 năm
- Hồ sơ theo dõi thực hiện thang, bảng lương, chế độ phụ cấp: 20 năm
- Hồ sơ xếp lương, chuyển xếp lại hệ số lương, nâng lương, nâng phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức: 20 năm
- Công văn trao đổi về tiền lương: 05 năm
Thời hạn bảo quản tài liệu đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV thì thời hạn bảo quản tài liệu đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:
- Hồ sơ xây dựng, ban hành quy định, hướng dẫn về đầu tư, xây dựng: 20 năm
- Hồ sơ về xây dựng đề án, dự án, chương trình mục tiêu:
+ Hồ sơ được phê duyệt: Vĩnh viễn
+ Hồ sơ không được phê duyệt: 10 năm.
- Hồ sơ quản lý, tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu và hồ sơ thẩm định, phê duyệt đề án, dự án, chương trình mục tiêu: Vĩnh viễn.
- Tài liệu mời thầu, đấu thầu và hồ sơ dự thầu trúng thầu; hồ sơ về bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình; hồ sơ đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có); hồ sơ về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (nếu có): 20 năm
- Tài liệu mời thầu, đấu thầu và hồ sơ dự thầu trúng thầu: 10 năm
Xem toàn bộ danh mục thời hạn bảo quản tài liệu đầu tư xây dựng tại Mục 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV.
Thông tư 10/2022/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?