Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
Thực tập sinh có được thưởng Tết không?
Thực tập sinh có được thưởng Tết không là một câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Vấn đề “Thực tập sinh có được thưởng Tết không” phụ thuộc vào chính sách của từng doanh nghiệp và thỏa thuận ban đầu giữa người thực tập và đơn vị.
Nhiều bạn thắc mắc, “Thực tập sinh có được thưởng Tết không” khi họ đã nỗ lực làm việc và đóng góp trong thời gian thực tập. Để biết rõ hơn, cần xem xét quy định của công ty và quyền lợi dành cho thực tập sinh vì không phải nơi nào cũng có chính sách giống nhau.
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thưởng đối với người lao động như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, hiện nay pháp luật không có quy định nào bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng tết cho người lao động hay thưởng tết bao nhiêu.
Mà thay vào đó, quy chế thưởng sẽ do doanh nghiệp tự quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động.
Theo đó, tùy vào quy chế thưởng Tết của công ty mà người lao động thử việc sẽ được thưởng hoặc không.
Việc tìm hiểu rõ “Thực tập sinh có được thưởng Tết không” sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn về tâm lý và kế hoạch tài chính khi tham gia thực tập.
Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không? (Hình ảnh Internet)
Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau;
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, dù là thử việc thì người lao động nghỉ Tết vẫn được hưởng nguyên lương.
Có phải quy định cụ thể về mức lương trong hợp đồng thử việc hay không?
Căn cứ tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc cụ thể như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Theo đó, từ những quy định trên, khi giao kết hợp đồng thì người sử dụng lao động phải nêu rõ nôi dụng cụ thể về mức lương trong hợp đồng thử việc theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 30/2024 ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ra sao?
- Hướng dẫn vào thuedientu gdt gov vn nộp thuế môn bài 2025? Hạn nộp thuế môn bài 2025 vào ngày nào?
- Biên lai điện tử là gì? Tổng hợp các mẫu hóa đơn và biên lai điện tử hiển thị tham khảo theo Thông tư 78?
- Lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 chuẩn?
- Các khoản được hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 của cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị định 178 2024 thế nào?