Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ đối với cá nhân trong công ty chứng khoán là bao lâu? Giám đốc tài chính có thuộc đối tượng áp dụng biện pháp không?

Giám đốc tài chính của một công ty chứng khoán có hành vi lợi dụng chức vụ của mình để sử dụng tài khoản chứng khoán của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ không? Thời hạn áp dụng biện pháp là bao lâu? Câu hỏi của chị Dương từ Phú Yên

Có áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ đối với người có hành vi sử dụng tài khoản chứng khoán khách hàng để chiếm đoạt tài sản?

biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ

Biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 7 Luật Chứng khoán 2019 quy định về các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán như sau:

Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
1. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm:
...
e) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
g) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
...

Bên cạnh đó tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
2. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
3. Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
4. Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
5. Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
6. Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
7. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.

Như vậy, người lợi dụng chức vụ để sử dụng tài khoản chứng khoán của khách hàng để chiếm đoạt tài sản sẽ bị áp dụng biện pháp cấm đảm nhận chức vụ.

Giám đốc tài chính của công ty chứng khoán có thuộc đối tượng áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ không?

Căn cứ khoản 2 Điều 306 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ như sau:

Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
2. Biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán được áp dụng đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm.
...

Như vậy, trường hợp Giám đốc tài chính có hành vi lợi dụng chức vụ để sử dụng tài khoản chứng khoán của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ.

Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ đối với cá nhân là bao lâu?

Căn cứ khoản 5 và khoản 6 Điều 306 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ đố với cá nhân như sau

Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm.
Tổ chức, cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán mà tái phạm, vi phạm từ 02 lần trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm.
6. Tổ chức, cá nhân đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự mà tiếp tục thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm tham gia một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán vĩnh viễn, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán vĩnh viễn.

Từ quy định trên thì thời hạn áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ đối với cá nhân còn tùy thuộc vào mức xử phạt vi phạm, mức truy cứu trách nhiệm hình sự, có tài phạm hay không,...và các tình tiết khác theo quy định nêu trên mà thời hạn sẽ khác nhau.

Thời hạn áp dụng cấm đảm nhiệm chức vụ sẽ từ 02 năm trở lên cho tới 05 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Đối với trường hợp đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự mà tiếp tục thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì bị cấm tham gia một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán vĩnh viễn, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán vĩnh viễn.

Công ty chứng khoán Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Công ty chứng khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty chứng khoán có cần sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước khi cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến?
Pháp luật
Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán có phải tạm dừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến không?
Pháp luật
Công ty chứng khoán có được chia lợi nhuận trong thời gian thực hiện phương án khắc phục hay không?
Pháp luật
Công ty chứng khoán chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có được xem là đang tổ chức lại công ty chứng khoán theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý bao gồm những tài sản nào theo quy định?
Pháp luật
Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa nào? Trường hợp nào không được coi là tự doanh chứng khoán?
Pháp luật
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán không?
Pháp luật
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài có cần phải có nhân viên kiểm soát tuân thủ không? Hoạt động của chi nhánh dựa trên những nội dung nào?
Pháp luật
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài muốn đóng cửa phải được sự cho phép của cơ quan nào? Hồ sơ đóng cửa chi nhánh cần những gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam gồm những giấy tờ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ty chứng khoán
571 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ty chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào