Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch?
Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức được quy định tại Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức
...
3. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
...
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức trước khi được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.
...
Theo đó, trường hợp công chức trước khi được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.
Như vậy, trường hợp cá nhân có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân nếu được cấp có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là thời gian giữ ngạch tương đương để dự thi nâng ngạch công chức cao hơn liền kề.
Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)
Rà soát, xác định và lập danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức được quy định tại Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức
1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của cơ quan, tổ chức sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm rà soát, xác định và lập danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch.
...
Theo đó, căn cứ vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của cơ quan, tổ chức sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm rà soát, xác định và lập danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch.
Lưu ý:
Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức được quy định tại Điều 33 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức
Khi tổ chức thi nâng ngạch công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quy định tại Điều 32 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức;
2. Xác định chỉ tiêu nâng ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu công chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc;
3. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
4. Quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
5. Quyết định tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
6. Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
7. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi nâng ngạch của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức được quy định như sau:
Khi tổ chức thi nâng ngạch công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quy định tại Điều 32 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức;
- Xác định chỉ tiêu nâng ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu công chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc;
- Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
- Quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
- Quyết định tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
- Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi nâng ngạch của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?