Công chức nhà nước có thể nâng ngạch chuyên viên chính theo quyết định cũ đã ban hành sau khi hết thời hạn kỷ luật không?
- Công chức nhà nước từng bị xử lý kỷ luật thì có đủ điều kiện để dự thi nâng ngạch chuyên viên chính không?
- Để dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì công chức nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
- Công chức nhà nước có thể nâng ngạch chuyên viên chính theo quyết định cũ đã ban hành sau khi hết thời hạn kỷ luật không?
Công chức nhà nước từng bị xử lý kỷ luật thì có đủ điều kiện để dự thi nâng ngạch chuyên viên chính không?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Công văn 4103/BTC-TCCB năm 2022 quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện chung dự thi nâng ngạch như sau:
Đối tượng, điều kiện và tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch
1. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện chung
Công chức đăng ký dự thi nâng ngạch phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung như sau:
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch (năm 2021); có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn.
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi.
..
Như vậy, công chức nhà nước trong thời hạn bị xử lý kỷ luật không đủ tiêu chuẩn để dự thi nâng ngạch chuyên viên chính.
Còn trường hợp của bạn chị đến nay đã thực hiện xong quyết định kỷ luật, hết thời hiệu quyết định thi hành kỷ luật thì có thể dự thi nâng ngạch, nếu đồng thời đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí khác.
Công chức nhà nước có thể nâng ngạch chuyên viên chính theo quyết định cũ đã ban hành sau khi hết thời hạn kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Để dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì công chức nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Công văn 4103/BTC-TCCB năm 2022 quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện chung dự thi nâng ngạch chuyên viên chính như sau:
Đối tượng, điều kiện và tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch
2. Yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể
2.1. Đối với công chức dự thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến hết ngày 30/6/2022.
- Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Theo đó, công chức nhà nước ngoài việc đáp ứng những tiểu chuẩn chung để dự thi thì còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn riêng đối với công chức nhà nước dự thi nâng ngạch chuyên viên chính theo quy định nêu trên.
Công chức nhà nước có thể nâng ngạch chuyên viên chính theo quyết định cũ đã ban hành sau khi hết thời hạn kỷ luật không?
Căn cứ Điều 82 Luật Cán bộ công chức 2008 (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật như sau:
Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.
4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Theo quy định trên thì trường hợp công chức nhà nước bị xử lý kỷ luật không được phép nâng ngạch chuyên viên chính, củ thể như sau:
- Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
- Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực,
Hết thời hạn quy định (12 tháng, 24 tháng), cán bộ, công chức nhà nước không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì công chức nhà nước mà bạn nêu đã có quyết định nâng ngạch chuyên viên chính rồi nên khi hết thời hạn quy định thì có thể tiếp tục nâng ngạch theo quyết định đã ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?