Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng có được rút ngắn không?

Cho tôi hỏi thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng có được rút ngắn không? Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bằng chuyên môn gì? Câu hỏi của anh T.H.N từ Đà Nẵng.

Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng có được rút ngắn không?

Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 131/2020/NĐ-CP như sau:

Người phụ trách công tác dược lâm sàng
...
3. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng là ít nhất 2 năm. Đối với người có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành, thời gian thực hành chuyên môn yêu cầu ít nhất là 6 tháng. Đối với người có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành, thời gian thực hành chuyên môn yêu cầu ít nhất là 12 tháng.
4. Người phụ trách công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, thực hành chuyên môn tại một trong các cơ sở sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng hoặc thử tương đương sinh học của thuốc; cơ sở thử thuốc trên lâm sàng hoặc thử tương đương sinh học của thuốc không vì mục đích thương mại;
b) Trung tâm hoặc khoa, phòng nghiên cứu dược lý, dược lâm sàng của các trường đào tạo y, dược bậc đại học;
c) Trung tâm quốc gia hoặc khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức, hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại Nghị định này hoặc đã có tổ chức, hoạt động dược lâm sàng theo quy định của pháp luật từ trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Theo quy định thì thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng là ít nhất 2 năm.

Tuy nhiên, thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng có thể ngắn hơn đôi với:

- Người có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành, thời gian thực hành chuyên môn yêu cầu ít nhất là 6 tháng.

- Người có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành, thời gian thực hành chuyên môn yêu cầu ít nhất là 12 tháng.

Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng có được rút ngắn không?

Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng có được rút ngắn không? (Hình từ Internet)

Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bằng chuyên môn gì?

Yêu cầu về văn bằng chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Dược 2016 như sau:

Điều kiện đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại bệnh viện, viện có giường bệnh có hoạt động y học cổ truyền.

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 quy định:

Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);
b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
...

Như vậy, theo quy định, người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sỹ).

Đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền.

Nội dung thực hành chuyên môn của người phụ trách công tác dược lâm sàng gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định, nội dung thực hành chuyên môn của người phụ trách công tác dược lâm sàng bao gồm:

(1) Người phụ trách công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau:

- Thử tương đương sinh học của thuốc;

- Thử thuốc trên lâm sàng;

- Nghiên cứu dược lý, dược lâm sàng;

- Cảnh giác dược tại trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

(2) Người phụ trách công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau:

- Thử thuốc trên lâm sàng;

- Nghiên cứu dược lý, dược lâm sàng;

- Cảnh giác dược tại trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cổ truyền.

Dược lâm sàng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dược lâm sàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ phận dược lâm sàng thuộc khoa dược của cơ sở khám chữa bệnh tổ chức thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở để phục vụ đối tượng nào?
Pháp luật
Bộ phận dược lâm sàng tại bệnh viện không tổ chức khoa dược phải cập nhật thông tin thuốc theo hình thức nào? Trách nhiệm của trưởng bộ phận dược lâm sàng?
Pháp luật
Người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện y học cổ truyền phải có thời gian thực hành chuyên môn bao lâu?
Pháp luật
Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên bệnh viện phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học hay cao đẳng?
Pháp luật
Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?
Pháp luật
Nội dung hoạt động dược lâm sàng là những nội dung nào? Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc trong hoạt động dược lâm sàng là tư vấn cho ai?
Pháp luật
Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh là thực hiện các hoạt động gì?
Pháp luật
Hoạt động dược lâm sàng có bao gồm hoạt động về thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám chữa bệnh hay không?
Pháp luật
Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng có được rút ngắn không?
Pháp luật
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược thì việc tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc và tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc là những công việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dược lâm sàng
930 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dược lâm sàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dược lâm sàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào